Tin tức

Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thứ năm, 22/10/2020 - 14:20

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, sáng 22/10, thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu bày tỏ quan tâm về nội dung bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm”.


Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính
 

Qua thảo luận, một số đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, nêu ý kiến:“Việc áp dụng biện pháp này sẽ dẫn đến vi phạm quyền của con người và các nguyên tắc xử phạt, không phân hoá rõ ràng được trách nhiệm hành chính. Đồng thời, việc cung cấp dịch vụ điện nước được thực hiện theo hợp đồng dân sự được ký kết giữa hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với đơn vị cung cấp dịch vụ, thực hiện điều chính quyền và nghĩa vụ lại bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật khác. Do vậy, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này không thể hiện tính nhân văn và chưa thuyết phục, tính khả thi không cao và trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm quy định trong Bộ luật dân sự. Bên cạnh đó còn thể hiện sự thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước và hiệu lực các của quy định của pháp luật của Nhà nước”.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cần thu hẹp phạm vi áp dụng và bổ sung nguyên tắc việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.

Tại phiên thảo luận, các nội dung về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính... cũng được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến cụ thể./.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng