Tin tức

Chất vấn việc phá rừng phòng hộ tại một số địa phương

Thứ năm, 09/12/2021 - 22:05

Tình trạng phá rừng phòng hộ để khai thác gỗ và làm đường công vụ thi công các dự án thủy điện, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại một số địa phương, gây bức xúc trong Nhân dân. Vấn đề này đã được các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Trọng Phương trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

 

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Đại biểu HĐND tỉnh, đơn vị thị xã Đức Phổ 
 
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải nêu câu hỏi, thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục thông tin về tình trạng phá rừng phòng hộ để khai thác gỗ và phá rừng phòng hộ để làm đường công vụ thi công các dự án thủy điện, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh như ở Ba Tơ, Sơn Tây, Đức Phổ. Nguyên nhân dẫn đến các vụ việc trên. Trách nhiệm thuộc về ai. Giải pháp trong thời gian đến để chấm dứt tình trạng này.
 

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời chất vấn
 
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Trọng Phương cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, các đơn vị Kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ  xử lý vi các hành vi phá rừng phòng hộ, lấn, chiếm rừng phòng hộ và khai thác rừng phòng hộ trái pháp luậtvới tổng số 56 vụ. Đã xử lý 44 vụ, trong đó xử lý hành chính 40 vụ, xử lý hình sự 04 vụ và chưa xử lý 12 vụ.
 
Có 04 nguyên nhân của tình trạng này. Đó là trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số địa phương cũng buông lỏng quản lý việc bảo vệ rừng. Việc xử lý các hành vi phá rừng chưa nghiêm. Hành lang pháp lý chưa được mạnh mẽ và mang tính răn đe. Lực lượng kiểm lâm mỏng cũng đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng.
 
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các Ban Quản lý rừng, chủ rừng, kiểm điểm. Các hộ được giao quản lý rừng tại địa phương. Giải pháp: Trách nhiệm quản lý, tăng cường tuyên truyền vận động người dân. Phối hợp, xây dựng quy chế giữa ngành, công an, địa phương thực hiện tốt hơn. Đây không mới, giải pháp chưa đủ mạnh, chưa nhịp nhàng.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Đại biểu HĐND tỉnh, đơn vị thị xã Đức Phổ cho rằng: Theo phản ánh từ 2019 đến nay người dân không nhận được kinh phí quản lý, bảo bệ rừng. Đây cũng là nguyên nhân.
 
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết: Kinh phí khoán bảo vệ rừng có. Tuy nhiên, từ 2019, 2020 Trung ương không phân bổ cho tỉnh, chưa kịp thời hỗ trợ cho người dân. Giải pháp tới, hiện Chính phủ ban hành Quyết định hỗ trợ 4 tỷ năm 2021. Tỉnh cũng hỗ trợ cho người dân. Trách nhiệm của ngành.
 
Liên quan đến vấn đề này, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân cho rằng, có những nơi, như ở xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, lực lượng kiểm lâm phát hiện lâm tặc mở đường vào rừng dài 265 m, rộng 4m nhưng chính quyền và kiểm lâm chưa có động thái.

 
 Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân

Khi xảy ra, Chủ tịch có văn bản yêu cầu giải quyết. Sơn Long, Sơn Tây có những cây hàng chục năm. Đây là những vụ rất nghiêm trọng. Việc này có trách nhiệm của các địa phương.
 
Ông Vũ Minh Tâm, Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi cho biết: UBND thị xã Đức Phổ kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân năm 2021. Chưa phát hiện ra đối tượng phá rừng. Người đứng đầu, chưa làm tròn. Bản thân nhận khuyết điểm. Giải pháp căn cơ, chủ rừng giao cho cộng đồng, các hộ dân, bảo vệ tốt, kinh phí rất quan trọng. Quan tâm, bố trí. Tuyên truyền cùng trách nhiệm bảo vệ, các ngành chức năng, vai trò của người đứng đầu.
 
Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân cho rằng, con số phá rừng trên thực tế có nhiều vụ chưa kiểm soát và thống kê hết. Trong đó có trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trách nhiệm bảo vệ rừng là của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, nhưng trước hết Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần quyết liệt, quyết tâm cao đối với lĩnh vực ngành mình quản lý./.
 
Minh Hiền (PTQ)
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng