Tin tức

Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022

Thứ ba, 07/12/2021 - 19:49

Chiều nay 07/12, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh tiếp tục làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022. Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân điều hành phiên thảo luận.

 

Chiều nay 07/12, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh tiếp tục làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022. Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân điều hành phiên thảo luận. (Ảnh: Duy Hưng)
 
Tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, năm 2021 trong 24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu có 16 chỉ tiêu đạt, trong đó, có 03 chỉ tiêu vượt như thu ngân sách, tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ dân số đô thị dùng nước sạch. Trong số 08 chỉ tiêu không đạt, có chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. GRDP năm 2021 ước đạt 6%, trong khi kế hoạch đề ra là từ 9 - 10%. Các đại biểu cho rằng, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, đó là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh. Quảng Ngãi cũng là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
 
 Ông Nguyễn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Mức tăng trưởng của Quảng Ngãi khá, trong miền Trung cao nhất. So với cả nước tăng 6%, đứng 26 toàn quốc. Quy mô tổng sản phẩm, độ lớn của nền kinh tế. Từ Huế, Phú Yên, đứng sau Quảng Nam và Đà Nẵng. Xét về quy mô tổng sản phẩm, độ lớn của nền kinh tế, trong 06 tỉnh từ Huế vào Phú Yên, Quảng Ngãi đứng thứ ba sau Quảng Nam và Đà Nẵng. Còn về quy mô nền kinh tế đứng thứ 22 toàn quốc.
 
Về kế hoạch năm 2022, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Mỹ Ái cho rằng, Quảng Ngãi đưa ra 02 phương án tăng trưởng kinh tế. Phương án 1 GRDP từ 4 - 5%. Phương án 2 là từ 5 - 6%. Trong đó, phương án 1 là phương án khả thi, an toàn. Phương án 2 là phương án cần tập trung rất cao và quyết tâm rất lớn. Quảng Ngãi đã quyết định chọn phương án 2 vì tỉnh luôn đặt mục tiêu phấn đấu vươn lên, đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, phương án 2 gắn với việc kiểm soát dịch không chỉ trong tỉnh mà cả nước và thế giới. Tốc độ tăng trưởng 5 - 6% phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022.

 
 Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi

Đối với phương án tăng trưởng 5 - 6%, cố gắng rất nhiều, phụ thuộc vào kiểm soát dịch, tiến độ thực hiện các dự án lớn. Sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khơi thông điểm nghẽn. Sự chỉ đạo, điều hành năm 2022 có vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Luyện cho rằng năm 2021 là năm nỗ lực cả hệ thống chính trị trong điều hành kinh tế và phòng chống dịch. Tình hình thu chi rất khó khăn, phải cắt giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chống dịch. Năm 2022, Quảng Ngãi đặt mục tiêu, chỉ tiêu khá cao cho tăng trưởng và thu ngân sách. Đây là những chỉ tiêu tích cực và đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực ngay từ đầu năm.

 
 Ông Nguyễn Văn Luyện, Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ngãi

Năm 2022, tăng thu hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó, 719 tỷ chịu sự trả thay cho chính sách TW nên năm 2022, sẽ chi cho những đối tượng phải trả cho TW. Nhiều khoản thu giảm nên có kế hoạch chi tiêu, phân bổ, tiết kiệm ngay từ đầu năm.
 
Một số đại biểu cũng cho rằng, năm 2022, Quảng Ngãi đặt chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất 3.100 tỷ đồng, tăng 2.300 tỷ đồng so với dự toán TW giao, tăng 171,5% so với ước thực hiện năm 2021. Để đạt kế hoạch đề ra, cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc để tăng thu ngân sách từ đất.

 
 Ông Đinh Ngọc Vỹ, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ

Đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện phát triển kinh tế chậm nên chưa được khơi thông. Do vậy, mục tiêu thu chưa đạt nên năm 2022 quan tâm hơn, nhất là địa bàn miền núi. Bỏ đi cơ hội của các nhà đầu tư.
 
Đại biểu cũng đề nghị một số vấn đề liên quan đến bố trí nguồn lực xây dựng nông thôn mới, công tác quản lý khoáng sản, vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, có cơ chế, chính sách để tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh cũng đã trao đổi thêm về một số ý kiến của các đại biểu của HĐND tỉnh về việc giải phóng mặt bằng, bồi thường dự án Hồ chứa nước Nước Trong. Đối với những vướng mắc về đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách, cần có thời gian hoàn thiện các quy định để tháo gỡ khó khăn. Nội dung này tỉnh đang tập trung thực hiện để tạo nguồn thu cho tỉnh, huyện. Về việc dồn điền đổi thửa, nếu các địa phương có nguồn lực thì cấp huyện có thẩm quyền bố trí ngân sách để thực hiện. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã trao đổi về một số ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Bình Sơn. Quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh là tất cả các kiến nghị của người dân nếu đảm bảo các quy định của pháp luật thì trách nhiệm của chính quyền, các ngành cần giải quyết trong thời gian sớm nhất để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Nội dung nào không đảm bảo quy định của pháp luật thì trả lời dứt khoát, tránh để người dân trông chờ.
 
Kết luận phần thảo luận, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022, cần nhìn nhận điểm nghẽn hiện nay, đề ra những giải pháp giải phóng nguồn lực, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Trong đầu tư công, tăng cường chú trọng chuẩn bị đầu tư để những dự án, công trình phát huy hiệu quả ngay từ đầu nhiệm kỳ.

 
 Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân

Năm 2022 chiếm hơn 30%, đầu tư công trọng điểm phát huy công trình phát huy tác dụng ngay từ đầu nhiệm kỳ. Phân cấp, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện. Tập trung triển khai vắc xin, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Y tế cơ sở cán bộ địa phương kiểm tra đủ điều kiện cách ly tại nhà. Thay đổi, thích ứng, điều kiện con người mới.
 
Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân cũng yêu cầu tăng cường công tác cải cách hành chính. Tập trung cho xây dựng 5 xã đạt nông thôn mới. Đây là các xã khó khăn, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn hơn và trách nhiệm cao hơn. Do đó, các sở, ngành, địa phương thực hiện gắn kết, kết nối nhiều chương trình có liên quan để phát huy hiệu quả, đồng bộ nguồn lực đầu tư. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh, lâu nay, ngân sách tỉnh vẫn bao cấp hoàn toàn. Từ năm 2022, tỉnh sẽ có sự phân cấp ngân sách phòng chống dịch theo hướng tỉnh hỗ trợ 1 phần. Phần còn lại ngân sách địa phương phải chi cho công tác này. Khi tỉnh đã có những thay đổi trong chỉ đạo phòng chống dịch thì phân cấp ngân sách sẽ gắn trách nhiệm của địa phương trong công tác phòng chống dịch./.
 
Minh Hiền (PTQ)
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng