Tin tức

Kiến nghị Chính phủ cho Lý Sơn được hưởng chính sách như các xã đảo đặc biệt khó khăn

Thứ ba, 09/11/2021 - 17:14

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng nay 09/11, Quốc hội khoá 15 họp phiên toàn thể tại Hội trường Diên Hồng. Các đại biểu tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

 

Sáng nay 09/11, Quốc hội khoá 15 họp phiên toàn thể tại Hội trường Diên Hồng
 
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã tham gia thảo luận trực tiếp các nội dung của kỳ họp. Sáng nay, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy cũng đề nghị Chính phủ cho huyện đảo Lý Sơn tiếp tục được hưởng các chính sách áp dụng đối với các xã đảo đặc biệt khó khăn.
 

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy
 
 
Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy đánh giá cao những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong phòng chống dịch COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế, tán thành với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội và đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo một số nội dung.
 
Thứ nhất đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng Vắc xin Covid-19, sớm triển khai tiêm cho người dưới 18 tuổi để tạo miễn dịch cộng đồng, đồng thời quan tâm hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đầu tư, nghiên cứu, bào chế và sản xuất Vắc xin trong nước để chúng ta chủ động nguồn cung, tự chủ Vắc xin trong việc thực hiện chiến lược thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát có hiệu quả dịch covid-19. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế năng lực cho y tế cơ sở, cũng như có cơ chế để huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong phòng chống dịch covid-19, khẩn trương chuẩn bị và triển khai chương trình phục hồi phát triển kinh tế, chú trọng đến phương án cung ứng lao động trong và sau các làn sóng dịch cho các doanh nghiệp nhất là các tỉnh Đông nam bộ do một lượng lớn lao động đã dịch chuyển từ các tỉnh, thành phố lớn về quê. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế nhằm có thể huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cũng như cải cách, hoàn thiện thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh gồm cả thể chế phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Bên cạnh đó qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 2 cử tri cũng đề nghị Chính phủ sớm giải quyết hai vấn đề.

 

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy phát biểu tại kỳ họp
 
Thứ nhất, thực hiện nghị quyết 18 của Trung ương cũng như các Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội các địa phương trên cả nước đã tiến hành sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, trong đó có sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, xác nhập các thôn, tổ dân phố. Riêng tỉnh Quảng Ngãi giảm 202 thôn, tổ dân phố, giảm chi khoảng 20 tỷ đồng/năm so với trước, sau việc xác nhập thì các địa bàn rộng hơn số dân đông hơn trong khi người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ít hơn giảm so với trước đây nhưng mức phụ cấp lại thấp khoảng 1,6 đến 1,8 triệu đồng/tháng bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên nhiều nơi đã có tình trạng xin thôi làm việc ảnh hưởng đến hoạt động chính quyền cơ sở do đó cử tri kiến nghị chính phủ sớm nghiên cứu, sửa đổi nghị định 34 để nâng mức hỗ trợ tạo tâm lý an tâm công tác, giúp chính quyền cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
 
Thứ hai, thực hiện Nghị quyết 867 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội huyện Lý sơn tỉnh Quảng Ngãi đã giải thể 03 xã để xây dựng chính quyền một cấp, cấp huyện. Đây là chủ trương phù hợp với điều kiện, diện tích tự nhiên, giảm cấp trung gian việc chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc phòng, an ninh ở địa phương được nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên do chỉ còn chính quyền cấp huyện nên nhân dân trên địa bàn huyện Lý sơn không còn được hưởng các chính sách áp dụng đối với xã đảo đặc biệt khó khăn như chế độ mua bảo hiểm y tế, chi phí khám chũa bệnh, hỗ trợ giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên, chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó cử tri đề nghị chính phủ nghiên cứu cho huyện đảo Lý sơn quê hương của đội “Hùng binh Hoàng sa kiêm quản Bắc Hải” tiếp tục được hưởng các chính sách áp dụng với các xã đảo đặc biệt khó khăn giúp người dân an tâm sinh sống lao động, sản xuất và công tác, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy đánh giá các các, bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Đề nghị cần đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời cho người lao động, người sử dụng lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh./.
 
Thanh Trung, Văn Tân
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng