Tin tức

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế

Thứ bảy, 30/10/2021 - 11:29

Tiếp tục Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, sáng 30/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.


Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 
 
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản tạo ấn tượng tốt đẹp với các đại biểu Quốc hội vì sự chuẩn bị công phu cũng như sự dày dặn của bộ hồ sơ trình Quốc hội. Song, dù tán thành với thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong 5 năm tới, nhiều đại biểu cho rằng, đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và có thể sẽ tiếp tục bị tác động theo hướng tiêu cực, bởi vậy phải tính toán lại để đưa ra giải pháp thực hiện có trọng tâm.

Trong Báo cáo thẩm tra, một số ý kiến của Ủy ban kinh tế cho rằng, không cần thiết đưa nội dung cơ cấu lại nền kinh tế thành một kế hoạch riêng, vì khá nhiều nội dung của Kế hoạch trình Quốc hội lần này trùng lặp với nội dung đã được nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công 5 năm 2021 - 2025.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025" vì ngay với 3 trọng tâm tái cơ cấu nhiệm kỳ trước dù đã đạt kết quả tích cực song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Các ý kiến cho rằng, trong 5 năm qua chưa thấy đầu tư công tạo sự thay đổi về hệ thống hạ tầng, có diện mạo mới, điều kiện phát triển.

Với doanh nghiệp nhà nước, có ý kiến cho rằng, cần thực hiện cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp này. Bởi, không thể để việc các doanh nghiệp nhà nước "ngồi ôm" nhiều nguồn tài nguyên, lĩnh vực, tài sản và những khu vực lẽ ra nên thoái vốn chuyển cho tư nhân mới tạo ra nguồn lực phát triển cho xã hội. Các đại biểu đồng tình và cho rằng, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong đó có cơ cấu vốn đầu tư công để làm sao thực hiện theo chủ trương “một đồng vốn đầu tư công đưa ra sẽ dẫn dắt vốn đầu tư tư nhân đi theo”. Thực tế, giai đoạn vừa qua đã không đạt được và chưa có tầm nhìn dài hạn về đánh giá dự báo nền kinh tế nên Kế hoạch lần này cần cụ thể hơn. 

Một số đại biểu phân tích và đặt Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn tới trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu có những biến chuyển phức tạp. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải tính toán, tái cấu trúc để xác định rõ sẽ đón dòng vốn đầu tư nước ngoài nào? Nói cách khác, cần tái cơ cấu thành phần kinh tế, xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện ở ngành nghề, lĩnh vực nào, đâu là những nhà đầu tư tiềm năng... Đặc biệt, với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã và đang đòi hỏi phải phân bố lại các khu vực sản xuất, khoanh vùng như thế nào, thu hút đầu tư vào lĩnh vực sử dụng nhiều hay ít lao động.

Tán thành với chủ trương thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, song nhiều đại biểu Quốc hội nhận thấy, trong đánh giá về thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn vừa qua chưa có sự gắn kết giữa phần hạn chế và nguyên nhân. Điều này dẫn tới khó xác định giải pháp để khắc phục hạn chế của giai đoạn 2016 - 2020, nhất là việc thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng)…

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng