Tin tức

Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong khó khăn

Thứ tư, 09/12/2020 - 15:57

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 19 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020. Tuy việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn do sự tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-I9 và bão lũ, nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Quảng Ngãi đã triến khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, huy động nguồn lực hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão, lũ gây ra. Nhờ đó, kinh tế - xã hội năm 2020 đã đạt được một số kết quả, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020.

 

Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong khó khăn. Ảnh: Duy Hưng

Năm 2020, trong 25 nhóm chỉ tiêu chủ yếu, dự kiến có 19 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Kinh tế tiếp tục phát triển; quy mô tổng sản phẩm tăng khá; GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 4,93%/năm. 03 nhiệm vụ đột phá, 03 nhiệm vụ trọng tâm được tập trung chỉ đạo và thực hiện đạt một số kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, nhất là giá trị công nghiệp ngoài dầu. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng, từng bước hình thành các khu vực chuyên canh sản phẩm nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, trang trại; khu vực dịch vụ có bước phát triển tương đối nhanh; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong các năm qua đạt kết quả tích cực và vượt chỉ tiêu Trung ương giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tăng mạnh, vượt 63,8% so với kế hoạch. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, kết quả thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát triển khá. Tăng cường công tác quản Iý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Công tác xây dưng nông thôn mới đạt kế hoạch đề ra. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người được chú trọng. Chất lượng giáo dục và đào tạo dược nâng lên. Sự nghiệp y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Công tác giảm nghèo có bước chuyển biến tốt. Thực hiện tốt các chính sách xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác nội chính, đối ngoại được tăng cường. Cải cách hành chính đạt một số kết quả nhất định.
 

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy (phải). Ảnh: Duy Hưng

Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chưa toàn diện, kết quả chưa như mong muốn. Thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở vi trí thấp so với các địa phương trong cả nước. Quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường còn nhiều thiếu sót, hiệu quả chưa cao. Phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế. Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở miền núi còn khó khăn.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX; dự bảo kế hoạch của các ngành, địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đề xuất 24 chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 7 8%/năm; năng suất lao động tăng bình quân 6-8%/năm. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người khoảng 4.200 - 4.400 USD; thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 7- 10%/năm. Đến năm 2025, có 119 xã và 6 huyện đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 11,5%/năm.

Quảng Ngãi sẽ tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; huy động phân bổ hiệu quả nguồn lực xã hội; bố trí vốn đầu tư công hợp lý. Định hướng phát triển các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế động lực phù hợp với điều kiện từng vùng, phát triểnhài hòa, bền vững giữa các vùng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghìệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp ngoài dầu và công nghiệp phụ trợ cho các cụm ngành công nghiệp có lợi thế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng chuyên sâu, bền vững; nâng cao giá trị gia tăng gắn với chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp. Đẩy mạnh thực hìện Chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch ven biển; chú trọng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cao. Thực thi hiệu quả, hiệu lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút đầu tư trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng tự nhiên, năng lực cạnh tranh của tỉnh; hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển đô thị./.
Minh Hiền

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng