Tin tức

Vi phạm thương mại điện tử gia tăng

Thứ tư, 24/06/2020 - 08:21

Thương mại điện tử phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp doanh nghiệp đa dạng kênh phân phối, tiếp cận thị trường, giảm chi phí mua sắm cho cả người tiêu dùng… Mặc dù thuận tiện như vậy, nhưng chính yếu tố trực tuyến đã và đang tạo ra những thách thức trong việc quản lý hoạt động mua bán qua mạng cũng như việc thực thi ngăn chặn các gian lận và bảo vệ người tiêu dùng.



Lực lượng quản lý thị trường thu giữ 1.547 sản phẩm có dấu hiệu hàng giả.
 
Một vụ kiểm tra đột xuất tại 04 điểm kinh doanh tại Hà Nội các đơn vị chức năng tiến hành mới đây. Qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường thu giữ 1.547 sản phẩm có dấu hiệu hàng giả nhãn hiệu adidas. Tính riêng trong tháng 6, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý gần 100 vụ vi phạm trên môi trường Thương mại điện tử. Ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT, Bộ Công Thương cho biết: “Qua công tác kiểm tra kiểm soát thị trường thương mại điện tử trong thời gian gần đây, thì chúng tôi thấy là phát hiện nhiều vi phạm trên mạng về gian lận thương mại trên các nền tảng, đặc biệt là các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay đang là công cụ mua sắm rất phổ biến của từng cá nhân, sau đó đến các nền tảng mạng xã hội.”

Các mặt hàng trang sức, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, rượu, quần áo, giày dép là những mặt hàng mà người tiêu dùng dễ bị mắc lừa nhất khi mua qua mạng.

 

Người tiêu dùng dễ bị mắc lừa nhất khi mua qua mạng.

Lướt Facebook, thấy chiếc đồng hồ hàng hiệu cũng đẹp, và được quảng cáo là giá chính hãng nhưng đang có chương trình giảm giá tới 70%, nên chị Hà đã đặt mua. Hậu quả, chị Hà nhận được chiếc đồng hồ không như mong đợi. “Lúc họ ship đồng hồ đến tôi đã nghi nghi. Mọi người cũng nói với tôi rằng đồng hồ chính hãng không bao giờ có giá rẻ như vậy. Tôi đã mang ra cửa hàng bán đồng hồ gần nhà, và họ đã khẳng định chiếc đồng hồ tôi mua không phải là hàng chính hãng.” Chị Hà nói.

Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương. Những xâm phạm chủ yếu trên môi trường thương mại điện tử về hàng giả, hàng nhái là những hàng thông thường dưới hình thức nhái tên, nhãn hiệu nổi tiếng, thậm chí là trưng bày hàng thật với nhãn hiệu nổi tiếng nhưng khi đưa hàng đến thì không phải là nhãn hiệu thật. Đó là những hành vi khá phổ biến xâm phạm ngay trên môi trường thương mại điện tử.

Nhiều cá nhân và cả doanh nghiệp gian lận vẫn tìm đến thương mại điện tử để thực hiện hành vi, và trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nếu người tiêu dùng không tỉnh táo, họ sẽ rất dễ rơi vào bẫy của các doanh nghiệp này. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những chiêu thức ngày càng tinh vi. Ông Vũ Minh Thái – Phó Chánh văn phòng Hội chống hàng giả Việt Nam cho biết thêm: Trong nhiệm kỳ này cũng đang rất đẩy mạnh các hoạt động chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái đang thực hiện trên các sàn  thương mại điện tử lớn ở Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động của tổ công tác 368 sẽ giúp cho các  doanh nghiệp chân chính có thẻ cạnh tranh và đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái.

 

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
Chế tài xử phạt hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra không đáng là bao. Ngoài chế tài xử lý, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng