Tin tức

Bảo tàng của những người làm báo

Chủ nhật, 21/06/2020 - 19:32

Trên diện tích gần 1.500 m2, không gian trưng bày với các hiện vật phong phú, Bảo tàng báo chí Việt Nam đã mang đến cho người xem bức tranh toàn cảnh báo chí Việt Nam các thời kỳ. Đây là nơi giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam.


Ông Lê Quốc Trung, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (giữa). 
 
Tham gia xây dựng bảo tàng báo chí Việt Nam từ những ngày đầu tiên, dù không phải là một phóng viên chiến trường nhưng mỗi lần bước chân vào bảo tàng, ông Lê Quốc Trung, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam luôn trào dâng niềm xúc động. Với ông, nghề làm báo là một nghề cao quý, thiêng liêng. Có lẽ khó có một ngành nghề nào mà có một số lượng liệt sĩ hy sinh lớn như vậy, tất cả những cái đó gây cảm xúc sâu sắc đối với tôi, sự hy sinh gắn bó của báo chí với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước chúng ta cả trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước và sự hy sinh không quản ngại gì trong quá trình tác nghiệp”. Ông Lê Quốc Trung, nói.
 

Diện tích gần 1.500 m2, không gian trưng bày với các hiện vật phong phú.

Là bảo tàng ra đời muộn hơn so với các bảo tàng khác, công tác sưu tầm, khai thác tư liệu còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên với những nỗ lực của các cán bộ bảo tàng, hơn 20.000 hiện vật nơi đây chính là những câu chuyện kể về nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước. Người xem sẽ càng hiểu hơn về vũ khi sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhân tố quan trọng góp phần xây dựng con người và văn hóa Việt Nam. Nhà báo Việt Tùng cho biết: “Hội nhà báo Việt Nam dựng được bảo tàng để những người như chúng tôi đóng góp kỷ niệm trong chiến tranh để vào đấy để các cháu biết được để giành được độc lập tự do không phải dễ”.
 

Tư liệu về Hồ Chủ tịch.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam cho rằng: Ở đây có rất nhiều tài liệu gốc mà các nhà báo của chúng ta nhất là nhà báo trẻ đến nhìn những hiện vật đấy đều gây cho chúng ta cảm xúc và chúng ta hiểu được các nhà báo đã dấn thân như thế nào, đã làm việc trong hoàn cảnh như thế nào để chúng ta có một nền báo chí, một sự nghiệp như ngày hôm nay.”
 
Bảo tàng báo chí Việt Nam đi vào hoạt động óp phần nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp cho các sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ.
 
Bảo tàng báo chí Việt Nam đi vào hoạt động không chỉ lưu giữ và phát huy giá trị di sản báo chí mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, những giá trị tốt đẹp của dân tộc, góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp cho các sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ. Và nơi đây chính là điểm đến nhắc nhở những người làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà.  
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng