Tin tức

Đảm bảo tính khách quan khi thanh tra thi

Thứ bảy, 13/06/2020 - 10:08

Để hạn chế gian lận thi cử, năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ cử khoảng 6.000 cán bộ, giảng viên đại học tham gia công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT. Đây không phải là lần đầu tiên giảng viên đại học đảm nhận nhiệm vụ này. Tuy nhiên việc huy động lực lượng này làm nhiệm vụ thanh tra được thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả thực chất, tránh tình trạng hình thức là vấn đề được dư luận quan tâm.


Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 mà Bộ GD-ĐT đã ban hành thì điểm khác biệt lớn là năm nay sẽ không huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi, chấm thi mà lực lượng này sẽ có mặt trong các đoàn thanh tra ở tất cả các khâu của kỳ thi như chuẩn bị kỳ thi, in sao đề thi, coi thi. Để việc thanh tra đảm bảo hiệu quả thì yếu tố con người là hết sức quan trọng. Tiến sĩ Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nêu ý kiến: Làm thế nào để lựa chọn được cán bộ ở các trường  Đại học vừa phải có kinh nghiệm vừa có đạo đức tốt, vừa được tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để có thể hỗ trợ địa phương về công tác phòng ngừa nhiều hơn là xử lý, đưa ra những lỗi sai. Quan trọng là phải rà soát trước quy trình và đưa ra khuyến nghị giúp cho địa phương, đảm bảo tính công bằng nhất có thể cho các thí sinh khi tham gia cuộc thi năm nay.
 

Để việc thanh tra đảm bảo hiệu quả thì yếu tố con người là hết sức quan trọng. 

Theo các chuyên gia việc để thanh tra cắm chốt làm việc tại một điểm thi trong toàn bộ thời gian kỳ thi diễn ra, để địa phương chi trả kinh phí ăn, nghỉ cho các đoàn cán bộ, giảng viên đại học về làm nhiệm vụ có thể dẫn đến sự khó xử và tâm lý nể nang của lực lượng này đối với địa phương trong quá trình làm việc. PGS.TS Trần Trung Kiên,Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Bách Khoa Hà Nội nói: Để thanh tra làm việc hiệu quả, đúng yêu cầu đề ra thì hệ thống thanh tra cần làm việc độc lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của các địa phương. 

Bộ GD&ĐT cho biết trong 6.000 giảng viên được huy động, một số sẽ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương. Một số sẽ tham gia các đoàn thanh/kiểm tra của Bộ đối với cả khâu coi thi và chấm thi. Công tác tập huấn sẽ được làm kỹ càng hơn những năm trước. Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ giáo dục và Đào tạo cho biết thêm: Về công tác tập huấn sẽ hướng dẫn các sở tổ chức tập huấn kỹ các trường tổ chức qua các vòng đối với các cơ sở giáo dục đại học các giảng viên sẽ được học tập nghiên cứu các quy chế thi, các tài liệu thi tại cơ sở giáo dục đại học sau đó khi về các địa phương các sở sẽ tổ chức tập huấn kỹ cho các cán bộ giảng viên theo tài liệu do bộ chỉ đạo và hướng dẫn.

 

Hệ thống thanh tra làm việc độc lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của các địa phương.  

Ngoài lực lượng thanh tra của Bộ sẽ có cả thanh tra tỉnh và thanh tra sở. Vì thế, để chức năng nhiệm vụ của 3 lực lượng thanh tra cần được quy định rõ ràng, tránh chồng lấn, kế hoạch cụ thể của các đoàn thanh tra phải thực chất và hiệu quả, tránh tình trạng đoàn chưa đến cơ sở đã biết để chuẩn bị tiếp đón hoặc "trống dong cờ mở" nhưng cuối cùng chỉ là để "cưỡi ngựa xem hoa".

XEM VIDEO:

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng