Tin tức

Người tiêu dùng hưởng lợi từ EVFTA

Thứ sáu, 12/06/2020 - 10:12

Theo lộ trình cam kết khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng “made in EU” nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm giá. Đây quả là tin vui đối với người tiêu dùng Việt Nam.


Trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thịt lợn thì đã có 7 nước là thuộc EU. Với Hiệp định EVFTA, lộ trình giảm thuế cho thịt bò châu Âu về 0% là 3 năm tới, thịt lợn là 9 năm và thịt gà là 10 năm tới.Theo đó, người tiêu dùng có thêm lựa chọn nguồn thịt chất lượng cao từ Châu Âu với giá cả cạnh tran. Anh Phạm Hồng Thái, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nêu ý kiến: Mặt hàng tôi đã sử dụng như thịt lợn, hoặc bia các sản phẩm của Đức tôi thấy chất lượng nó tốt. Tôi mong muốn mặt hàng sẽ rẻ đi tầm 20-50% càng tốt.
 

Với Hiệp định EVFTA, lộ trình giảm thuế trong những năm tới

Anh Lữ Hải Long, Phố Khâm Thiên, Hà Nội cũng cho rằng: Được Chính phủ bảo trợ giá thành tốt hơn thì đó là một điểu rất vui và mình rất mong điều đó.
 

Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Thực phẩm chỉ là một trong những sản phẩm được giảm giá trong rất nhiều các mặt hàng, sản phẩm từ Châu Âu. Theo Bộ Tài chính, với Hiệp định thương mại thế hệ mới này, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Như vậy, các sản phẩm của châu Âu sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các kệ siêu thị tại Việt Nam với mức giá giảm đáng kể.  
 

 Hàng hóa Châu Âu nhập vào với mức thuế giảm, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý và tiêu dùng sẽ tăng lên mạnh mẽ.
 
Chị Nguyễn Thanh Huyền, Quản lý Siêu thị Traumerei - Hàng tiêu dùng Châu Âu giá tốt cho biết: Khi hàng hóa Châu Âu nhập vào với mức thuế giảm có những sản phẩm tới 99% thì Traumerei cũng như các siêu thị nhập khẩu hàng Châu Âu sẽ có nhiều cơ hội nhập nhiều hoàng hóa chất lượng tốt và giá cả hợp lý đến người tiêu dùng nhiều hơn. Chúng tôi cũng mong rằng khi giảm thuế như thế này người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý và tiêu dùng sẽ tăng lên mạnh mẽ.

Lợi ích thấy được với người tiêu dùng thì quá rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình giảm thuế với các sản phẩm từ Châu Âu vào Việt Nam sẽ tạo sức ép cạnh tranh đối với các mặt hàng trong nước, đặc biệt là ngành nông nghiệp vốn là thế mạnh của nước ta. Ông Nguyễn Văn Sơn - ĐBQH  thành phố Đà Nẵng cho rằng: Hàng hóa vào Việt Nam và tất nhiên sự cạnh tranh rất là lớn, và như vậy là các doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi theo cách thức cái chất lượng hàng hóa mà theo Hiệp định đưa ra để hàng hóa chúng ta có thể sang nước bạn, chúng ta có thể đứng chân ở nước bạn, thì đó là câu chuyện mà dưới sự điều hành của Chính phủ, nhưng mà cái chủ động vẫn là chủ thể các doanh nghiệp.
 

Áp lực cạnh tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên để tăng sức cạnh tranh, 

Nhưng nhìn ở góc độ tích cực, áp lực cạnh tranh này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hàng hóa trong nước vươn lên để tăng sức cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi kép từ cả 2 phía. Và đây cũng là lúc các ngành sản xuất trong nước cơ cấu lại thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…để tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đảm bảo thâm nhập vào thị trường 500 triệu dân của Châu Âu./.

XEM VIDEO:

 
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng