Tin tức

Dự án Cát Linh - Hà Đông - trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ sáu, 29/05/2020 - 15:52

Kế hoạch vận hành toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào đầu tháng 2/2020 đã bị lùi vô thời hạn do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Tổng thầu Trung Quốc không thể xác định chính xác thời điểm quay lại công trường do dịch covid - 19. Dù dự án đã hoàn thành khối lượng công việc đến hơn 99% nhưng 1% còn lại là những tồn tại, vướng mắc vẫn chưa thể giải quyết khiến tiến độ của dự án không chốt được ngày hoàn thành.


Điệp khúc ” lùi tiến độ” liên tục được nhắc đến tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đây được coi là một dự án kinh điển về chậm tiến độ bậc nhất của ngành giao thông vận tải. Mặc dù chỉ còn vài phần trăm giá trị hợp đồng, nhưng tất cả các hạng mục trọng yếu của Dự án này đều còn những tồn tại, vướng mắc..
 

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Chậm tiến độ gây lên sự lãng phí, tổn thất vô cùng lớn cả về kinh tế và xã hội. Một người dân chia sẻ: nhìn tàu chạy rất hy vọng nhưng sau đó thất vọng. Bức xúc vì chờ đợi quá lâu, gây lãng phí tiền bạc, thời gian của người dân.  

Ông Bùi Danh Liên – Chuyên gia Giao thông” bức xúc:”còn 1% mà cách đây mấy tháng cũng nói còn 1% đến bây giờ vẫn nói còn 1% thì đến bao giờ hết 1% đó. Dù thế nào cũng phải làm nếu không phải xử phạt”.

 

Công tác đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa được hoàn thiện.

Điểm nghẽn lớn nhất của dự án lúc này là công tác đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa được hoàn thiện nên cơ quan thẩm quyền chưa thể cấp Chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định. Điều đáng nói là phía Tổng thầu không đưa ra, không cam kết mốc thời gian hoàn thành công tác giải quyết, khắc phục các tồn tại nói trên, nên đại diện chủ đầu tư cũng không đủ cơ sở để xác định được tiến độ hoàn thành công trình.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm -  Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nêu quan điểm: chúng ta thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ hay nói cách khác thiếu sự phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cấp đối với dự án lớn. Đặc  biệt cần nhìn nhận lại giao nhận thầu để điều chỉnh thể chế. Và trong trường hợp phát hiện sai phạm, các đơn vị phải nhận trách nhiệm, sau đó là Bộ chủ quản.

 

 Dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.
 
Đây là một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, nguồn vốn đầu tư rất lớn. Nhưng việc làm đội vốn gấp nhiều lần, kéo dài thời gian thi công, gây áp lực cho người tham gia gia thông… lại chưa có một ai nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm.
 
Về việc này, ông Lê Thanh Vân -  Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau bày tỏ quan điểmHợp đồng đã ký rồi mà chúng ta phải chạy theo họ. Đây là bài học xương máu. Theo tôi phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tham mưu và những đơn vị ký hợp đồng liên danh này. Vấn đề này chúng ta phải đặt một cách nghiêm túc đó là phải tính toán lại kể cả khi vận hành rồi phải tính toán cụ thể”.
 

Người dân hy vọng dự án sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng.

 
Sau bao nhiêu năm thi công, đến nay người dân Thủ đô vẫn đang chờ đợi Bộ GTVT chốt được thời điểm vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Về mặt chuyên môn, dự án này chỉ khi nào có được kết luận thẩm định tuyệt đối an toàn thì mới được vận hành. Vậy nên, người dân chỉ biết hy vọng./.

XEM VIDEO:
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng