Tin tức

Quốc hội thảo luận về thực hiện chính sách, pháp Luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ tư, 27/05/2020 - 14:19

Hôm nay (27.5) kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 dành hẳn một ngày để thảo luận về những kết quả được và tồn tại, hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em. Chương trình được phát trực tiếp trên VOV và truyền hình trực tiếp trên VTV1. Dự buổi thảo luận tại điểm cầu Quảng Ngãi có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 14 của tỉnh Lê Viết Chữ.


Đoàn giám sát Quốc hội báo cáo về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

Các đại biểu đánh giá cao nội dung báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em là khá toàn diện, phản ánh đầy đủ, thực chất tình trạng xâm hại trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Qua báo cáo, các đại biểu nhận thấy, giai đoạn 2015-2019 có hơn 8 nghìn 400 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý là con số đáng báo động và vẫn còn rất nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ.  

Các đại biểu đồng thuận
với đánh giá cho rằng, xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng gây hậu quả xấu đối với trẻ, nhiều hành vi xâm hại để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em và gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường và tương lai của trẻ, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. Do đó, các đại biểu đề nghị, ngoài kịp thời phát hiện xử lý các vụ việc vi phạm, quan trọng hơn là phải có biện pháp để bảo vệ trẻ em, không để tình trạng xâm hại trẻ xảy ra.

Các đại biểu đưa ra nhiều dẫn chứng về nhiều vụ trẻ em bị bạo hành hàng ngày mà chính quyền và nhà trường không hay biết. Do đó, để làm tốt phòng chống xâm hại trẻ em, một số đại biểu đề nghị cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho phụ huynh, và trẻ; đánh giá thêm công tác kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng, nhất là vai trò của chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị chế tài pháp luật đối với hành vi này cần tăng nặng tính răn đe.

 
Huỳnh Trung

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng