Tin tức

LÃO NÔNG XÂY NHÀ LƯU NIỆM BÁC HỒ

Thứ năm, 14/05/2020 - 15:02

Mang tình cảm chân thành, hơn 30 năm vừa làm ruộng, vừa dày công làm thơ, viết văn và sưu tập ảnh Bác Hồ, đến hôm nay, lão nông Trần Văn Cao đã hoàn thành tâm nguyện của mình: Xây dựng được phòng lưu niệm Bác Hồ và hoàn thành sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.

 


Ông Trần Văn Cao ở xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
 
Từ khi hoàn thành xây dựng, Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao, ở xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội luôn mở cửa đón mọi người đến thăm. Hơn 300 bức ảnh được ông dày công sưu tầm. Những bức ảnh từ thời Bác ra đi tìm đường cứu nước, những năm Bác bôn ba ở nước ngoài, hay lúc trở về lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
 

Ông Trần Văn Cao: những tấm ảnh làm tôi day dứt

Ông Trần Văn Cao, cho biết: “Trong sưu tập ảnh nói chung, mình muốn sưu tập thật nhiều hình ảnh công việc của Bác Hồ, nhưng có những tấm ảnh làm tôi day dứt, tha thiết nhưng không thể làm được như tấm ảnh Bác ngồi trong lều cỏ chỉ huy cách mạng Việt Nam”.

 Những bức ảnh được bài trí lớp lang theo từng chủ đề, tạo thành một câu chuyện kể hoàn chỉnh. Mỗi khi có khách tham quan, lão nông Trần Văn Cao lại trở thành người thuyết minh, say sưa kể lại dấu mốc quan trọng, ý nghĩa và những câu chuyện của bức ảnh liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.

 

Ông Nguyễn Văn Đắc,  xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

 “Đối với tuổi bác cao 80 rồi mà sưu tầm được, có tâm huyết thì rất quý, nhất là đang trở thành cao trào học tập, làm theo tấm gương Bác Hồ, thì chúng ta rất quý, khâm phục bác. Hàng chục năm bác sưu tầm, làm được phòng như này để nhân dân xã chứ không riêng thế hệ bây giờ học tập”. Ông Nguyễn Văn Đắc,  xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nói:
 

Không chỉ sưu tập ảnh, ông Trần Văn Cao còn sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và cách mạng Việt Nam. Tập sử ca gồm 1.456 câu thơ, gần 100 trang viết và hàng trăm bức ảnh về Đảng, Bác Hồ và cách mạng Việt Nam.

 “Làm cái này, mục đích của tôi để giữ lại mãi mãi cho con cháu, cho làng mình và cho tất cả người khác còn chưa hiểu về Bác Hồ nhiều, họ hiểu về Bác Hồ nhưng chưa hiểu nhiều, chưa hiểu sâu sắc thì tìm hiểu để học tập Bác Hồ mãi mãi sau này. Đó là nguyện vọng của tôi. Ông Trần Văn Cao, cho biết thêm.

 

Ông Đặng Tiến Hoàng, Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên

Ông Đặng Tiến Hoàng, Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội đánh giá cao việc làm của ông Cao “Đây là một mô hình ý nghĩa, quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Thời gian qua, chúng tôi đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các nhà trường thường xuyên tổ chức các đoàn cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh đến tham quan phòng truyền thống của bác. Qua tham quan, mọi người đánh giá cao và đây chúng tôi nhận thức rằng là một lan tỏa lớn trong Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 

 
 Từ khi phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao hoàn thành vào tháng 1 năm nay, không chỉ người dân trong thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên mà rất nhiều người trong huyện Chương Mỹ và những ai biết đến đều ủng hộ ông. Với ông Trần Văn Cao, căn phòng lưu niệm về Đảng, về Bác là tâm huyết cả đời của ông.

XEM VIDEO:

 

 
Đinh Thuận, Minh Nghĩa 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng