Tin tức

Ngăn các hành vi xuyên tạc sách giáo khoa

Chủ nhật, 22/10/2023 - 16:00

Như THTT đã thông tin, khi có phản ánh về bài thơ “Bắt Nạt” được in trong sách giáo khoa thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội thì ngay sau đó đã liên tục xuất hiện những thông tin về nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa mới có “Sạn". Mỗi bài đăng kèm hình ảnh và nội dung phóng đại, xuyên tạc sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018, dẫn đến những bình luận tiêu cực và khiến nhiều người lo lắng, gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, các nội dung này không có trong bất kỳ cuốn SGK hiện hành nào được sử dụng trong các nhà trường.


Ngăn các hành vi xuyên tạc sách giáo khoa 
 
“Gạo thổi cơm trưa- Cơm thừa để đến tối- Ai vay thì nói dối- nhà tôi hết gạo rồi…”

“Giã giạo thổi cơm’, “Bắn Tung Tóe”, “Bạn An dũng cảm”…với một loạt những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được phát tán trên mạng xã hội như một tài liệu có thật trong sách giáo khoa. Tuy nhiên lại thu hút hàng nghìn lượt tương tác, lan truyền khắp mạng xã hội.

Ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết:ở góc độ nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin khẳng định là những ngữ liệu đó hoàn toàn không có trong sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nhiều ngữ liệu văn học khác cũng bị các trang mạng chia sẻ rầm rộ để phê phán sách giáo khoa hiện hành nhưng thực chất không còn được lưu hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã kiến nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các thông tin trên và có giải pháp ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai sự thật.

Ông Bùi Hoài Sơn - Uỷ ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội, nói: Quá trình điều chỉnh và hợp tác của cộng đồng mạng với các cơ quan quản lý nhà nước, thì chúng ta sẽ giảm bớt được những thông tin chia sẻ không lành mạnh, không tôn trọng người khác, không an toàn hay là tung những tin giả gây những xáo trộn không cần thiết của xã hội.

Để ngăn ngừa những thông tin giả mạo được lan truyền, ảnh hưởng tới các trường, học sinh, nhiều trường đã tổ chức những buổi chia sẻ để thầy cô và học sinh hiểu hơn về những thông tin độc hại này.

Bà Lê Hoàn Châu - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, nói:Chúng tôi cũng làm công tác tư tưởng đối với anh chị em nhà trường, phải thận trọng khi tiếp xúc với những thông tin đó, và khi chưa có xác minh cũng như ban hành chính thức thông tin của bộ của sở thì không tham gia bình luận.

Những phản ứng của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến SGK như vừa qua là cần thiết. Tuy nhiên, báo cáo giám sát chuyên đề của Quốc hội cũng nêu rõ: việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số SGK chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng chưa bảo đảm, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực ở nhiều SGK, nhất là với SGK tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.
 
Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của người dân trước thông tin giả, thông tin sai sự thật, dư luận cũng mong muốn Bộ GD ĐT sớm chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước./.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng