Tin tức

Không tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ

Thứ tư, 20/09/2023 - 20:25

Không tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát tại Quảng Ngãi với số ca mắc mới tăng cao. Đáng ngại, một số người dân thay vì đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thì lại chủ quan tự điều trị tại nhà. Việc này dễ gây những hệ lụy cho sức khỏe, ảnh hưởng đến thị lực về sau.



 
Bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân rất đông. Có cả gia đình đều bị đau mắt đỏ.
 

Chị Trần Thị Thanh Hiền, Huyện Minh Long, Quảng Ngãi.
 
Chị Trần Thị Thanh Hiền, Huyện Minh Long, Quảng Ngãi nói: Cu em bị trước, ở trên Minh Long tuyến huyện bác sỹ can thiệp thì cháu cũng gần bớt rồi là lây cho chị, chị bây giờ thì nặng hơn.
 
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp, là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây nên với triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước mắt, đổ ghèn trong, sưng phù mi.
 
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay của người đã mắc bệnh. Bệnh thường khởi phát từ vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

 

Bác sỹ Đoàn Văn Xiêm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
 
Bác sỹ Đoàn Văn Xiêm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi nói: Nguyên nhân gây ra mắt đỏ là virus. Mà virus thì không có thuốc đặc trị cho nên rất là lây. Bệnh thì không có gì nguy hiểm nếu mình dùng thuốc đúng. Trung bình 5- 7 ngày là hết.

 
 
Khi có các biểu hiện đau mắt đỏ, người bệnh nên đến chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Nếu dùng không đúng cách sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí loét giác mạc, ảnh hưởng thị lực. Tuyệt đối không sử dụng những biện pháp dân gian như: dùng lá trầu không, lá dâu tằm hơ nóng đắp lên mặt hoặc một số bà mẹ dùng sữa mẹ nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh. Những biện pháp này sẽ làm bệnh nặng và có những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho mắt.

 

Bác sỹ Đoàn Văn Xiêm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
 
Bác sỹ Đoàn Văn Xiêm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trong thuốc nhỏ có một cái đặc trị này. Thuốc nhỏ mắt một loại chỉ có kháng sinh thôi thì mình cái đó mình nhỏ không nguy hiểm. Có 1 loại nữa là vừa kháng sinh kết hợp với kháng viêm thì cái kháng viêm người ta hay dùng có cái desize một đặc điểm là khi thuốc có nhóm cotinoic thì khi mình nhỏ vào mắt rất dễ chịu, mát mắt dễ chịu thì bệnh nhân thích mà cứ nghĩ vậy là đỡ nhưng mà mình nhỏ miết nó sẽ gây ra những biến chứng, cái hay gặp là viêm giác mạc là sau khi bớt 1 tuần mắt mờ, thị lực giảm và một số trường hợp không nhiều dẫn đến viêm loét giác mạc là cái nguy hiểm. Mà khi mình đã nhỏ thuốc có coticonic rồi thì sau khi nó viêm điều trị rất là khó.
 
Đau mắt đỏ tuy là bệnh ít để lại di chứng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Người đã bị đau mắt đỏ vẫn có thể tái nhiễm sau khỏi bệnh. Biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất nhưng hiệu quả là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh./.
 
Thời sự Truyền hình PTQ 19h45 ngày 20/9/2023/Thục Uyên, Trường Thịnh
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng