Tin tức

Kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn

Thứ ba, 29/08/2023 - 09:04

Nợ công tăng cao kỷ lục, căng thẳng địa chính trị đe dọa chia cắt hệ thống thương mại toàn cầu và tình trạng năng suất tăng chậm kéo dài có nguy cơ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới. Đây là nội dung được đưa ra trong bản nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị các ngân hàng trung ương Jackson Hole do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tổ chức cuối tuần qua.

           
Kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn
 
Theo các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan trọng của thế giới, việc các chính phủ liên tiếp chi những khoản tiền khổng lồ để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu và hậu quả từ đại dịch COVID-19 đã khiến gánh nặng nợ công tăng vọt trong 15 năm qua và khó có khả năng “đảo ngược” tình trạng này. Nghiên cứu nêu rõ kể từ năm 2007, nợ công toàn cầu đã tăng trung bình từ tương đương 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 60% GDP. Thậm chí tại các nước tiên tiến, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Điển hình là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang có khoản nợ chính phủ cao hơn GDP. Cách đây 15 năm, nợ công của Mỹ tương đương khoảng 70% GDP.

            Một số chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng bất chấp những lo ngại về việc tăng trưởng dựa trên đòn bẩy nợ công cao, việc giảm nợ khó có thể thực hiện được trên thực tế. Điều này cho thấy có một sự thay đổi đáng kể so với trước đây, khi các quốc gia đã thành công giảm tỷ lệ nợ trên GDP. Ngoài ra, nhiều nền kinh tế sẽ không thể giải quyết được gánh nặng nợ nần do dân số già đi. Vì vậy, những nền kinh tế này sẽ cần nguồn tài chính công mới cho các nhu cầu như chăm sóc sức khỏe và lương hưu.

            Để đối phó với tình hình này, chính phủ các nước cần phải tập trung nhiều hơn vào việc giới hạn chi tiêu, xem xét tăng thuế và cải thiện quy định của các ngân hàng để tránh những vụ vỡ nợ có thể xảy ra. Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế toàn cầu khả năng sẽ ổn định theo xu hướng khoảng 3%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 4% từng được dự báo khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đẩy GDP toàn cầu tăng cao hơn./.

 
Anh Đức                

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng