Tin tức

Tôn vinh nét đẹp văn hóa dân gian

Thứ sáu, 16/06/2023 - 06:52

Là một người trẻ yêu nghệ thuật dân gian, luôn mong muốn được kế thừa và phát huy những giá trị đó để đưa chúng đến gần hơn với người trẻ, Hoàng Anh cùng những người bạn trong nhóm Họa Gấm của mình đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với nghệ thuật họa kim sa – một cách thể hiện mới, kỹ thuật mới cho các tác phẩm nghệ thuật truyền thống dựa trên nghệ thuật pháp lam Huế.Pháp lam được hiểu một cách đơn giản là tên gọi loại sản phẩm mĩ thuật có cốt làm bằng đồng, bên ngoài được vẽ một hoặc nhiều lớp men màu rồi đem nung mà thành.


Tôn vinh nét đẹp văn hóa dân gian
 
Rồng - Phượng 2 họa tiết thường thấy ở Việt Nam, gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc… Qua nghệ thuật họa kim sa, hình ảnh con rồng được chuyển thể từ nét của thời Trần, con Phượng của thời Lê Trung Hưng đã trở nên sống động, có hồn hơn …

Hay bức tranh Đàn lợn âm dương –một tác phẩm tiêu biểu của dòng tranh dân gian Đông Hồ đã trở nên nổi bật, có đường nét rõ ràng.

Từ nguyên liệu dây đồng, cát thạch anh và màu, bạn trẻ Hoàng Anh đã tạo nên một hình ảnh mới cho các tác phẩm nghệ thuật vốn đã rất quen thuộc.

Chị Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng nhóm Họa Gấm, chia sẻ: họa kim sa bản chất là nghệ thuật cải tiến từ pháp lam Huế, tuy nhiên nó có sự khác biệt rõ rệt, kỹ thuật gốc có 7 bước chính và 108 bước phụ, cốt thai bằng đồng, tráng men nhiều màu, giữ nguyên bản chất đó thì họa kim sa kết hợp giữa kim loại và các màu tuy nhiên nó cải tiến nhiều hơn, gia tăng tính thẩm mỹ bằng sử dụng đặc tính của các màu đó để tạo nên sự chuyển sắc giữa các màu với nhau tạo sự uyển chuyển trong màu sắc … với họa kim sa thì tôi rút gọn xuống 3 bước, có thể thực hiện với phương pháp nguội và không cần gia nhiệt…

Pháp lam là tên gọi loại sản phẩm mĩ thuật có cốt làm bằng đồng, bên ngoài được vẽ một hoặc nhiều lớp men màu.
 
Với suy nghĩ nếu muốn đưa nghệ thuật đã thất truyền quay trở lại thì cách thức phải đơn giản, dễ tiếp cận, Hoàng Anh cùng những người bạn của mình đã ứng dụng nghệ thuật họa kim sa vào các sản phẩm “rất đương đại” như ốp điện thoại, gương hay đế lót ly song vẫn mang đậm giá trị văn hóa. Đồng thời tổ chức các buổi workshop, hướng dẫn mọi người tự tay làm các sản phẩm đó.

Chị Trương Thị Thu Hồng – Quận Hoàng Mai, Hà Nội, nói: Môn nghệ thuật mới lạ, lần đầu tiên nghe đến bên ngoài mới lạ còn độc đáo  vì có yếu tố gắn liền với nghệ thuật dân gian nhưng là môn mới có bạn trẻ phát triển hợp hơn đến với nhiều người hơn, đáng để trải nghiệm…

Kho tàng văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam vừa là chất liệu, vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều người làm nghệ thuật. Những người trẻ hiện nay đang xâu chuỗi, liên kết, phát huy các giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng trong các dòng tranh dân gian để sáng tạo những sản phẩm đặc sắc. Và các bạn trẻ trong Họa Gấm cũng không ngoại lệ./.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng