Tin tức

Độc đáo nón lá người Nùng

Thứ sáu, 09/06/2023 - 06:29

Nhắc đến nón lá thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nón lá bài thơ hay là nón lá làng Chuông .Nhưng có 1 loại nón lá nữa vô cùng độc đáo của Việt Nam. Đó chính là nón lá của người Nùng ở Cao Bằng. Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Dù không còn phát triển như xưa, nhưng nghề làm nón lá của người dân tộc Nùng nơi đây vẫn tồn tại và được giữ gìn.


Độc đáo nón lá người Nùng
 
Những con đường quanh co…
Cánh đồng lúa xanh mướt…
Nhà mái ngói nằm san sát bên nhau…
Và những người nông dân đang cần mẫn làm nón lá trước hiên nhà…
Đây là những hình ảnh quen thuộc mà bất kỳ ai cũng dễ dàng bắt gặp khi đến với xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do (Huyện Quảng Hòa, Cao Bằng)  - nơi lưu giữ nghề làm nón thủ công, đặc trưng của người Nùng.
Với người Nùng, chiếc nón lá  không chỉ là vật để che mưa che nắng mà còn là câu chuyện văn hóa, gắn bó với suốt cuộc đời của mỗi người …

Ông Hoàng Văn Phán - Xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nói: Để làm 1 cái nón như này phải cần 2 loại nguyên liệu chính là 1 cây là cây nứa, cây…, lá cây mai, rồi làm rất nhiều kiểu lạt, Cây này có giá trị đồng hành cùng dân tộc để con người làm ăn có 2 cây này để mà khi con người cần thiết phải dùng đến 2 cây này… đào vườn chẻ lạt đan nón, làm mọi thứ đan lát để phục vụ đời sống của người dân.

 

Nón lá là nét độc đáo của đất và người nơi vùng núi cao.

 Nón lá của dân tộc Nùng ở Cao Bằng rất khác với nón lá dưới xuôi. Không chỉ khác về hình thức mà còn khác về cách làm và nguyên liệu. Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh cần trải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian.

Ông Hoàng Văn Cầu - Xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, chia sẻ:lá mai phải chuẩn bị trước từ tháng 9-11-12 còn bây giờ không lấy được nữa, phải chuẩn bị trước… Ngâm từ 4 tiếng trở lên lấy phơi ra cho khô khi được thì lớp đơm… 6 công đoạn, đường vòng lớp dưới, lớp trên, còn vót nữa này, nhiều lắm nếu cái nón hoàn chỉnh phải tầm 15 bước mới hoàn chỉnh… mỗi ngày làm được 3 cái.

Có lẽ chính vì sự cẩn thận tỉ mỉ, kỳ công như vậy mà chiếc nón lá của dân tộc Nùng được đánh giá là sản phẩm thủ công độc đáo, thể hiện bàn tay tài hoa, trình độ thẩm mỹ của nghệ nhân. Và mặc dù  không còn được phát triển như trước nhưng với mong muốn gìn giữ nét văn hóa của dân tộc nên nghề làm nón lá vẫn luôn được người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn.
Em Hoàng Thị Thu Hoài – Xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nói: Cuộc sống hàng ngày em vẫn sử dụng nón lá đến trường, lao động ngoài đồng, em tự hào chiếc nón lá địa phương  làm hoàn toàn thủ công và tỷ mỷ. Trẻ em theo nghề gìn giữ văn hóa địa phương không làm mai một đi làng nghề của dân tộc…

Chiếc nón lá do đôi bàn tay chai sần của những người thợ làm ra tiếp tục đi đến những phiên chợ, bầu bạn với người dân vùng núi cao, giúp che mưa, nắng và hiện hữu như là một minh chứng cụ thể cho nét độc đáo của đất và người nơi vùng núi cao.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng