Tin tức

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tham gia thảo luận tổ

Thứ năm, 25/05/2023 - 20:10

Sáng nay 25/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy và Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương đã tham gia thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.

 

 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy tán thành với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023. Về công tác lập quy hoạch hiện nay, mới có 18/111 quy hoạch cấp Quốc gia, cấp tỉnh mới được thẩm định xong nên rất chậm, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế triển khai cũng rất chậm.
 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy
 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy cho rằng: Gói hỗ trợ lãi xuất 2% mà các đại biểu đặt vấn đề, tôi thấy mình chủ trương chính sách rất là tốt, làm sao để doanh nghiệp phục hồi sau Covid, chúng ta chủ trương hỗ trợ lãi suất 2% nhưng mà thực tế giải ngân của chúng ta đến giờ này mới đạt 0,82%, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt 327 tỷ đồng. Qua tiếp xúc cử tri cho thấy rằng đối tượng hỗ trợ lãi suất theo quy định 31 của Chính phủ chưa bao phủ hết các đối tượng cần hỗ trợ; hộ sản xuất kinh doanh mà không đăng kí thì không được hỗ trợ, hoặc là các doanh nghiệp chúng ta đăng kí đa ngành nghề thì không thể bóc tánh lĩnh vực nào để hỗ trợ rồi một trong những điều kiện được hỗ trợ lãi suất là khách hàng phải có phương án khả năng phục hồi, nhưng mà từ khi Nghị định 31 ban hành thì Ngân hàng Nhà nước cũng không có hỗ trợ, mà thực tế các Ngân hàng nói gói hỗ trợ lãi suất này là lấy từ nhân sách Nhà nước thì sau này thanh tra kiểm tra vào sẽ rất phức tạp. Báo cáo các vị đại biểu thế này chứng tỏ chính sách chúng ta rất tốt nhưng làm sao triển khai phải thực tế nó lại là một vấn đề.

 
 
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Ánh Sương cho rằng, trước những khó khăn, thách thức trong thời gian qua, nhưng kinh tế vĩ mô vẫn duy trì được ổn định, lạm phát được kiểm soát, nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, tốc độ tăng trưởng và nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kết hoạch là tín hiệu đáng mừng. Đây là kết quả của những quyết sách đúng đắn, kịp thời và sự tập trung chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

 

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Ánh Sương
 
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Ánh Sương yêu cầu: Thứ nhất: Về nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội: Đề nghị Chính phủ cần phải đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, dự báo tình hình và xây dựng hệ thống các giải pháp phải toàn diện; đi sâu phân tích những hạn chế. Việc xây dựng giải pháp vừa phải có các nhóm giải pháp tình huống linh hoạt, chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả với những diễn biến bất thường, phức tạp (như dịch bệnh; xung đột bên ngoài ảnh hưởng đến thị trường; suy giảm sức mua); vừa phải có nhóm giải pháp dài hạn, từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập, yếu kém nội tại của nền kinh tế (như: về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất trong nước, thị trường tài chính - tiền tệ; thị trường xuất khẩu lớn,...) và bám sát chiến lược phát triển kinh tế trong dài hạn.
 
Vấn đề này, tôi cũng đề nghị, cơ quan thẩm tra và Chính phủ: bên cạnh việc đánh giá kinh tế - xã hội hằng năm, cần làm rõ thêm và bổ sung nội dung liên quan đến khả năng thực hiện kế hoạch 5 năm và dài hơn để phân tích, đánh giá tình và đưa ra giải pháp chặt chẽ, bền vững và toàn diện hơn.
 
Thứ hai: Về lao động, việc làm và đời sống của người lao động: Nhóm vấn đề Thứ bảy (trang 5) mà cơ quan thẩm tra nhận định: Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn; an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững còn nhiều thách thức. Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên nhất là ở các ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động..., ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân, tiềm ẩn khó khăn về an sinh và trật tự an toàn xã hội trong thời điểm cuối năm, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài”. Đây là vấn đề cần phải đánh giá thực tế, sâu sắc để có giải pháp hiệu quả.
 
Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề nghị Chính phủ phải quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị số 08 ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn ngân sách để đầu tư có trọng điểm, phát huy hiệu quả các công trình, dự án./.
 
Thời sự Truyền hình PTQ 19h45 ngày 25/5/2023/Thanh Trung
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng