Tin tức

Tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho người lao động

Thứ tư, 24/05/2023 - 14:48

Tăng cường đối thoại, giám sát các chế độ phúc lợi là một điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tháng Công nhân năm nay. Thông qua hàng loạt các chương trình gặp gỡ, đối thoại của lãnh đạo đứng đầu các địa phương với đoàn viên, công nhân đã góp phần giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người lao động từ vấn đề việc làm, thu nhập cho đến nhà ở…


Khu nhà ở Công nhân tại tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội bộc lộ không ít những bất cập.
 
Tường bong tróc…. Nứt sàn, vỡ gạch….. Mất vệ sinh.
Với kỳ vọng ban đầu giúp người lao động được “an cư” để yên tâm sản xuất trong khu công nghiệp. Vậy nhưng, sau 1 thời gian đưa vào sử dụng, khu nhà ở Công nhân tại tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội đã bộc lộ không ít những bất cập cả về công tác quản lý vận hành lẫn chất lượng công trình.

Chị Nguyễn Thu Lan – Công ty TNHH Canon Việt Nam, nói:   ở được 3 năm rồi tình trạng nhà xuống cấp bong tróc nhiều nơi.

Theo Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, thành phố hiện có 9 KCN đang hoạt động với khoảng 160.000 lao động, trong đó mới chỉ có 3 KCN có dự án nhà ở đáp ứng một phần nhu cầu sinh sống của công nhân. Trong khi nhiều công nhân mòn mỏi vì thiếu nhà ở xã hội thì tình trạng xuống cấp tại những khu nhà như thế này rất đáng lưu tâm. 

 

Thiếu nhà ở cho công nhân là một trong rất nhiều vấn đề bức xúc của người lao động

Chị Nguyễn Thị Thuyên – Công ty TNHH Canon Việt Nam, chia sẻ:  kiến nghị nâng cấp bình nóng lạnh điều hòa, nếu thế thì phải nâng cấp đường dây điện để tải được.

Thiếu nhà ở cho công nhân chỉ là một trong rất nhiều vấn đề bức xúc của người lao động. Tại buổi đối thoại với Công nhân lao động Thủ đô năm 2023, rất nhiều tâm tư của người lao động đã được đề xuất từ tình trạng thiếu việc làm, thu nhập cắt giảm đến điều kiện nhà trọ chật hẹp, không đảm bảo về an ninh trật tự, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao.... Đặc biệt thiếu trường học dành cho con em công nhân.
 
Hà Nội hiện có khoảng 165.000 lao động, trong đó trên 80% là lao động ngoại tỉnh. Do đó  ngoài việc đảm bảo các chính sách về tiền lương thì các vấn đề an sinh xã hội khác dành cho người lao động phải được ưu tiên hàng đầu.
 
Công nhân lao động được ví như “mạch máu” của nền kinh tế. Chỉ khi chăm lo, bảo vệ tốt nguồn lực này thì doanh nghiệp mới có thể ổn định và phát triển. Theo đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tới đây các cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, lao động sẽ được tổ chức tường xuyên và trở thành diễn đàn chính để lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Từ đó góp phần hoàn thiện chính sách, chăm lo thiết thực hơn đời sống của người lao động.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng