Tin tức

Chưa thể chấm dứt đại dịch Covid-19

Thứ ba, 09/05/2023 - 14:17

Tổng giám đốc WHO vừa qua đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại dịch Covid sau hơn 3 năm. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây không có nghĩa là chấm dứt dịch Covid-19 mà dịch vẫn luôn thay đổi khi đầu tháng 5 vẫn có 900 biến thể của Omicron được công bố.


Chưa thể chấm dứt đại dịch Covid-19
 
Theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam việc WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của Covid-19 trên toàn cầu không có nghĩa là Covid bớt nguy hiểm hơn. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng và dữ liệu để coi Covid-19 là cúm mùa, Việt Nam vẫn cần có các biện pháp phù hợp.

TS Angela Pratt – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, nói:"Khi WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng toàn cầu thì không có nghĩa là Covid-19 không còn là mối đe dọa hoặc trở nên ít nguy hiểm hơn khiến chúng ta mất cảnh giác. Mặc dù cúm mùa có những điểm tương đồng với Covid-19 nhưng Covid-19 không xuất hiện theo mùa, đây vẫn là căn bệnh mới vì mới có 4 năm bệnh này xuất hiện còn cúm mùa đã được nghiên cứu hàng thập kỷ qua.Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường các mũi nhắc lại trong nhóm có nguy cơ cao, tăng cường giám sát theo dõi các bệnh lý liên quan hô hấp và báo cáo dữ liệu về WHO, giám sát có trọng điểm, chặt chẽ với sự xuất hiện các biến thể mới”.

Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình, thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả vẫn xuyên suốt thời gian qua. Thời gian tới, việc phòng chống Covid sẽ lâu dài bền vững bằng việc bao phủ vaccine, nâng cao năng lực hệ thống y tế, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống của dịch. Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó Covid trong tình hình mới nhằm quản lý bền vững. Kế hoạch này gồm các nội dung vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm bên cạnh giám sát thường xuyên.

PGS TS Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nói:Đại dịch chưa kết thúc bởi Covid đi bất cứ nơi đâu cùng với con người, vượt qua hàng rào hành chính. Nó mang tính toàn cầu chứ không phải của một quốc gia. Trên thế giới vẫn có những làn sóng mới, có khu vực giảm, có nơi lại tăng. Như hiện Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có số ca tăng khi ghi nhận trung bình khoảng 2000 ca mới mỗi ngày.

Biện pháp phòng chống hiện nay vẫn tiếp tục là 2K+vaccine.

Thời gian tới, ngành y tế sẽ lồng ghép tiêm phòng vaccine Covid-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo người dân đi tiêm. Việt Nam cần duy trì năng lực quốc gia đã đạt được trong thời gian qua và chuẩn bị nguồn lực, vật lực, sẵn sàng khi tình hình thay đổi. Đồng thời, cần đưa tiêm phòng vaccine Covid vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Biện pháp phòng chống hiện nay vẫn tiếp tục là 2K+vaccine cùng với thuốc điều trị, y thức người dân. Mục đích là hạn chế lây lan, giảm bệnh nhân nặng nhập viện./.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng