Tin tức

Dấu ấn kiến trúc Cung thiếu nhi Hà Nội

Thứ ba, 14/03/2023 - 14:18

Mùa xuân năm 1946, Bác Hồ ký Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp tại tòa biệt thự Pháp cổ nằm trong khuôn viên Cung thiếu nhi Hà Nội. Qua thời gian, tòa nhà này đã cũ kĩ và không còn được sử dụng như công năng vốn được kỳ vọng. Nhân kỷ niệm 77 năm Hiệp định sơ bộ Việt Pháp, mời quí vị cùng tới thăm một dấu son ngời 1 mốc son của dân tộc, về 1 địa danh nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ thiếu nhi Thủ đô.


Dấu ấn kiến trúc Cung thiếu nhi Hà Nội 
 
NSUT Hồng Kỳ – một nghệ sĩ đa tài trong nhiều vai trò: ca sĩ, diễn viên. Thời niên thiếu, NSUT Hồng Kỳ đã từng sinh hoạt và gắn bó cả tuổi thơ của mình và các bạn bè cùng trang lứa tại Cung thiếu nhi Hà Nội. Cũng tại chính căn nhà này, NS Hồng Kỳ đã từng được hát cho Bác Hồ nghe. Nhắc lại những kỷ niệm ngày ấy, ông không khỏi bồi hồi xúc động.

NSƯT, Ca sĩ Hồng Kỳ nhớ lại: Bác Hồ đã sinh ra CLB thiếu nhi này nay là Cung thiếu nhi HN.Tôi cảm động và nhớ lại hình ảnh chúng tôi được biểu diễn cho bác Hồ và những dịp Bác đến tận đây, tôi được hát cho bác nghe. Tôi chỉ mong rằng lịch sử của Hà Nội, của nhà thiếu nhi của CLB Thiếu nhi vẫn được gìn giữ.

 

NSƯT, Ca sĩ Hồng Kỳ nhớ lại kỷ niệm đẹp tại Cung thiếu nhi.

Tòa biệt thự Pháp cổ nằm trong khuôn viên Cung thiếu nhi Hà Nội ngày nay cách đây 77 năm là nơi Bác Hồ đã đặt bút ký Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp năm 1946. Bản hiệp định này nhằm bảo vệ và củng cố được vị thế về chính trị, quân sự và kinh tế của Việt Nam và có ý nghĩa khi đầu tiên Việt Nam được nước ngoài công nhận có một thể chế riêng tại thời điểm đó.
 

Tòa biệt thự Pháp cổ nằm trong khuôn viên Cung thiếu nhi Hà Nội là nơi Bác Hồ đã đặt bút ký Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp năm 1946.

Ông Hoàng Vĩnh Thành – Nguyên CVP Bộ Ngoại giao nói: Hiệp định có giá trị rất thiết thực để chúng ta có cuộc kháng chiến trường kỳ. Việc đàm phán với nước ngoài để chúng ta duy trì là có ý nghĩa rất quan trọng.

Ngay sau khi đất nước giải phóng, Cung thiếu nhi Hà Nội đã được giao lại tòa nhà có giá trị lịch sử này với nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cho thế hệ măng non của đất nước.  Hiện tòa nhà cổ này không còn công năng sử dụng để tổ chức các lớp học, tường nứt vỡ do thời gian.

Bà Võ Thị Thanh Diệp – Phó Giám đốc Phụ trách Cung thiếu nhi Hà Nội, nói: Chúng tôi tự hào đã làm tốt nhiệm vụ của mình lòng và sự tín nhiệm để giao phó cho chúng tôi nhiệm vụ đào tạo các lớp măng non.

1 mốc son của dân tộc, về 1 địa danh nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ thiếu nhi Thủ đô dù thời gian đã làm cũ kỹ nhưng giá trị của công trình vẫn còn vẹn nguyên. Làm thế nào để bảo tồn một cách thích ứng giá trị của dấu son ngời ấy giữa trung tâm thủ đô là điều cần tính tới./.
 

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng