Tin tức

Nạn lừa đảo quyên góp tiền cứu trợ động đất

Thứ tư, 01/03/2023 - 07:32

"Thảm họa chồng lên thảm họa" là miêu tả của các đội cứu trợ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Số người chết kinh hoàng. Những người may mắn sống sót bỗng chốc thành tay trắng, mất người thân, mất hết tài sản và chỉ còn biết trông chờ vào sự cứu trợ. Đáng buồn thay, những chuyện như vậy lại tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo.Lợi dụng tình cảnh bi thương sau thảm họa động đất, rất nhiều tài khoản mạng xã hội đã kêu gọi quyên góp cho những nạn nhân tại khu vực này bằng những hình ảnh đau thương, những lời kêu gọi thống thiết.


Nạn lừa đảo quyên góp tiền cứu trợ động đất
 
Hình ảnh đau thương được một tài khoản đăng tải để  kêu gọi tài trợ.  Còn đây là hình ảnh bìa một trang web kêu gọi ủng hộ cứu sống các nạn nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Không ít những hình ảnh khác tang thương xuất hiện trên livestream của các Tiktoker, kêu gọi quyên góp từ thiện cho nạn nhân động đất thông qua việc tặng quà cho các tiktoker với biểu tượng cuối màn hình như thế này.

Tuy nhiên, tờ báo Hy Lạp OEMA cho biết, chúng đều là giả. Các bức ảnh được tạo ra bởi AI.

 

Các bức ảnh được tạo ra bởi AI.
 
 
Cô Catalina Marchant de Abdreu – Phóng viên France, chia sẻ:qua những nền tảng phát trực tuyến qua Tiktok hay các nền tảng mạng xã hội khác trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ, lấy phông nền là cảnh đổ nát sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria. Biểu tượng màu tím giữa màn hình là nơi người xem bấm vào và quyên góp tiền cho các nạn nhân thông qua Tiktoker.

Những kẻ lừa đảo sử dụng hình ảnh được báo chí quốc tế đăng tải rộng rãi, dựng lên những câu chuyện về các nạn nhân sống trong cảnh khốn cùng để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người hảo tâm.

Số tiền được quyên góp, thay vì được đưa vào các quỹ từ thiện thực sự, lại bị chuyển vào tài khoản của những kẻ lừa đảo.

 

Số tiền được quyên góp bị chuyển vào tài khoản của những kẻ lừa đảo.

Ông Ax Sharma - Chuyên gia an ninh mạng,  Công ty an ninh mạng Sonatype, cho biết :Những tài khoản lừa đảo đăng tại tweet từ các bài báo, đồng thời trả lời tweet của người nổi tiếng để tăng độ phủ sóng. Chúng tạo các tài khoản cứu trợ thiên tai trông giống như thuộc về các tổ chức hợp pháp, nhưng sau đó tiền lại được chuyển vào các ví PayPal.

Một ví dụ là tài khoản TurkeyRelief được lập vào tháng 1, với chỉ 31 người theo dõi. Tài khoản này kêu gọi quyên góp thông qua PayPal. Tổng số tiền ví PayPal này thu được đến nay là 900 USD, nhưng tới 500 USD đến từ người tạo ra tài khoản TurkeyRelief nói trên.

Đây chỉ là một trong hơn 100 tài khoản PayPal kêu gọi quyên góp tiền cho các nạn nhân trận động đất trong những ngày gần đây.

Ông Ax Sharma - Chuyên gia an ninh mạng, Công ty an ninh mạng Sonatype, cho biết thêm:Có nhiều quỹ từ thiện ngoài Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng PayPal, nhưng nếu người gây quỹ nói đang ở Thổ Nhĩ Kỳ thì đó là dấu hiệu cảnh báo , bởi PayPal đã chấm dứt hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ từ 2016.

Lợi dụng hoàn cảnh đáng thương của nạn nhân sau thảm họa thiên tai đang là cách kiếm tiền phổ biến trên mạng xã hội.

Nhận thấy nhiều người có lòng trắc ẩn, luôn muốn dang tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng điều này lập các tài khoản facebook, các trang fanpage để kêu gọi từ thiện.

Cho đi là nhận lại. Nhưng hay để lòng tốt đặt đúng chỗ.
 

 
 Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng