Tin tức

“Tiếng lòng” người Ca Dong

Chủ nhật, 26/02/2023 - 21:32

Âm nhạc và các nhạc cụ truyền thống góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Với người Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, thanh âm tiếng chiêng, tiếng đàn brock, các làn điệu dân ca như “tiếng lòng” của đồng bào giữa đại ngàn Trường Sơn Đông.

 

 
Nghệ nhân Đinh Thanh Sơn là người “giữ hồn” cho những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ca Dong được lưu giữ tại Nhà văn hóa thôn Đắk Min, xã Sơn Mùa. Ông mong muốn lớp trẻ ở huyện Sơn Tây sẽ kế tục, giữ gìn và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.
 

Nghệ nhân Đinh Thanh Sơn, Xã Sơn Mùa, Sơn Tây, Quảng Ngãi
 
Nghệ nhân Đinh Thanh Sơn, Xã Sơn Mùa, Sơn Tây nói: Bản thân tôi cũng được truyền dạy cho các lớp trẻ, có một số điểm trường thì cũng được tuyên truyền cho học sinh và bà con nhân dân. Qua đó thì chúng tôi cũng được sử dụng thành lập một nhóm câu lạc bộ để luyện tập cho anh em diễn viên, cũng như trong nhóm để mà giữ gìn bản sắc dân tộc người Ca Dong.

 
 
Huyện Sơn Tây đã thành lập Câu lạc bộ Văn hóa dân tộc Ca Dong. Trong điều kiện còn khó khăn, Câu lạc bộ vẫn duy trì hoạt động từ 1 đến 2 lần mỗi tháng. Thanh âm từ các nhạc cụ của dân tộc Ca Dong vẫn ngân vang giữa núi rừng.

 

Anh Đinh Văn Rẫy, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Ca Dong, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi
 
Anh Đinh Văn Rẫy, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Ca Dong, huyện Sơn Tây cho biết: Nhóm chưa có đất để làm cái nhà sàn. Mong muốn chỗ Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Về nhạc cụ thì anh em thành viên nhóm tự làm được. Về kinh phí thì nhóm không có nên là cũng mong muốn Đảng, Nhà nước hỗ trợ vấn đề đó. Còn về duy trì nhóm thì nhóm thường xuyên họp ít nhất một tháng một lần, hoặc hai lần.

 

Ông Đinh Văn Thung, Cán bộ văn hóa xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi
 
Ông Đinh Văn Thung, Cán bộ văn hóa xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây chia sẻ: Nhạc cụ dân tộc Ca Dong là linh hồn của người Ca Dong. Bản thân tôi cũng là người Ca Dong, con cháu người Ca Dong. Tôi mong muốn là con người Ca Dong cũng như bà con trên Sơn Tây quảng bá nhiều hơn về nhạc cụ Ca Dong cũng như văn hóa người Ca Dong đến đồng bào cả nước. Từ đó, để chúng tôi có cơ sở truyền bá sâu rộng hơn văn hóa cũng như nhạc cụ của người Ca Dong đến với cả nước.

 
 
Ở huyện Sơn Tây, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ca Dong được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã ban hành Nghị quyết về bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Ca Dong huyện Sơn Tây đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc sưu tầm, chế tác, trình diễn nhạc cụ truyền thống của người Ca Dong.

 

Ông Lê Phương Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi
 
Ông Lê Phương Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Tây cho biết: Ủy ban huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với các xã trên địa bàn huyện thực hiện việc sưu tầm các vật dụng để bảo tồn các loại hình văn hóa, trong đó có các vật dụng đặc sắc của người dân tộc Ca Dong sẽ được trưng bày tại nhà truyền thống cấp huyện theo như trong Nghị quyết đã được ban hành./.
 
Thời sự Truyền hình PTQ 19h45 ngày 26/02/2023/Tấn An, Trường Thịnh
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng