Tin tức

Ký ức tháng 2

Thứ sáu, 17/02/2023 - 13:57

Lịch sử dân tộc và nhân dân sẽ mãi khắc ghi và không bao giờ lãng quên những ngày tháng Hai oanh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cách đây 44 năm về trước . Gần nửa thế kỷ đã qua đi nhưng những ký ức về những ngày tháng oanh liệt, về trận chiến đấu mở màn tại pháo đài Đồng Đăng – Lạng Sơn vẫn còn in đậm trong lòng những cựu binh ngày ấy.


Ký ức  tháng 2  
 
Khu vực biên giới Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn,  tháng 2  cũng là mùa xuân cũng là mùa  của những hoạt động tri ân những người đã hy sinh vì độc lập tổ quốc nằm lại nơi này 44 năm trước.

Tháng 2  năm  1979  ,  khi ấy đại tá Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân  Triệu Quang Điện  mới 19 tuổi. Sau khi huấn luyện ông được biên chế vào  Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động  có nhiệm vụ  bảo vệ thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn),  ngăn chặn quân xâm lược  tiến về thị xã Lạng Sơn.

Đại tá Anh hùng LLVTND Triệu Quang Điện hồi tưởng:Sáng ngày 17.2.1979, 5h sáng thì phía Trung Quốc đã tấn công toàn bộ vào các điểm cao trên toàn bộ thị trấn Đồng Đăng. Đơn vị chúng tôi đã thực hiện chiến thuật ẩn lấp, đưa dân vào sơ tán. Đến 7h sau khi phía Trung Quốc ngừng pháo thì bộ binh TQ tiến vào, chúng tôi được lệnh đánh chặn, phối hợp với đặc công, chờ vào gần thì mới bắn. Lúc đầu vào 150m sau đó gần hơn thì chúng tôi được lệnh nổ súng tiêu diệt trong vòng 2 tiếng đồng hồ chúng tôi đã tiêu diệt gần 30 tên.

Những ngày đầu cuộc chiến, nhờ vị thế hiểm yếu của pháo đài , quân và dân ta đã  đánh bật hàng chục đợt tấn công của địch.  Tuy nhiên với lợi thế áp đảo về quân số và vũ khí trang bị, quân bành trướng  đã vượt qua tuyến phòng thủ này,  tiếp cận pháo đài  và  đặt thuốc nổ  đánh  giật sập cửa vào hầm ngầm  sát hại nhiều cán bộ chiến sỹ đang phòng thủ tại đây. 

 

Tinh thần quả cảm, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ biên cương vẫn mãi là bài hùng ca bất tử.

Trung tướng Anh hùng LLVTND Dương Công Sửu, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 1, nhớ lại :Hướng đường số 1 vẫn là hướng chính nên nó ác liệt là như thế. Nói về chỗ pháo đài lúc đó anh em biên phòng đang giữ ở đấy. Đánh ở đó mất mấy ngày không đánh được. Cuối cùng nó đánh được bởi vì quân đông như thế. Có câu chuyên vì bộ đội ở đấy nên dân cứ chạy lên đó, chạy vào pháo đài và nó đánh sập pháo đài chết nhiều dân lắm.

Nghĩa trang thành phố Lạng Sơn, nơi yên nghỉ của  hơn 300  liệt sỹ  ngã xuống để vùng phên giậu của Tổ quốc được bình yên . Tinh thần quả cảm, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất biên cương vẫn mãi là bài hùng ca bất tử.

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng