Tin tức

Nhu cầu cao, giá sầu riêng tăng vọt

Thứ năm, 09/02/2023 - 08:59

Việc Trung Quốc mở cửa, kèm theo nhu cầu tiêu thụ cao vào dịp Tết Nguyên đán đã khiến cho sản lượng xuất khẩu tăng đột biến, kéo theo giá bán sầu riêng trong nước tăng lên hơn 1,5 lần so với trước. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây chỉ là cung – cầu đột biến, mức giá cao sẽ không duy trì trong dài hạn, cảnh báo bà con không nên chạy theo lợi nhuận chuyển sang trồng sầu riêng, sẽ dẫn đến dư thừa trong tương lai.


Nhu cầu cao, giá sầu riêng tăng vọt
 
Bà con trồng sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang thời điểm này hết sức vui mừng khi 1 kg sầu riêng đã có giá gần 200 nghìn đồng, mức giá cao nhất kể từ trước đến nay. Với giá bán cao như thế này, 1 héc ta sầu riêng có thể mang về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng, là thu nhập trong mơ của nông dân.
 
Ông Nguyễn Văn Thảo, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cho biết:Mình ký hợp đồng với Trung Quốc đi chính ngạch thì giá cao trở lại, chứ trước cũng thấp lắm, nhà vườn không có lãi, còn với giá này thì nhà vườn sống khỏe. Trong Tết từ T9 – 10 đến nay thì tăng liên tục.
 
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại, khi sầu riêng Việt đã được  nhập khẩu chính ngạch, lại trùng với Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ tăng cao, cũng đã giúp sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh mẽ. Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, sản lượng sầu riêng xuất khẩu đi TQ sẽ còn tăng mạnh, dự kiến đạt 1 tỷ USD trong năm 2023 này.

 

Sản lượng sầu riêng xuất khẩu đi TQ tăng mạnh, dự kiến đạt 1 tỷ USD trong năm 2023.
 
Ông Tấn Lợi  - Giám đốc Công ty TNHH XNK Phương Ngọc Cái Bè, nói:hiện bây giờ chúng tôi đã mở rộng được thị trường TQ rất nhiều khách hàng tới đặt hàng, thì chúng tôi sẽ phát huy hết công suất để xuất đi. Hiện giờ công suất là 1 ngày 8-100 tấn sầu riêng, đây là đường sáng sủa cho nông dân, qua Tết giá nông sản Việt Nam rất là cao.
 
Sở dĩ giá sầu riêng tăng đột biến là bởi đây là thời điểm dứt vụ trong nước, sản lượng có hạn, dẫn đến mất cân đối cung cầu, giá tăng mạnh. Các chuyên gia lo ngại tình trạng này sẽ dẫn đến việc “làm liều”, thu gom sầu riêng không đạt chuẩn để xuất khẩu, hoặc người dân chạy theo lợi nhuận mà tăng nóng diện tích sầu riêng, dẫn đến thiệt hại về sau này.
 
Hiện Việt Nam đã có  113 mã số vùng trồng sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Với việc Trung Quốc sắp cấp thêm 30 mã vùng trồng và 5-6 mã nhà máy đóng gói, sẽ góp phần tăng đáng kể năng lực xuất khẩu trong nước. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo được chất lượng để giữ  thương hiệu và sức cạnh tranh của sầu riêng Việt tại thị trường Trung Quốc tiềm năng.
Hương Giang – Trung Tuyến

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng