Tin tức

Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

Thứ ba, 06/12/2022 - 23:53

Chiều nay 06/12, kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XIII tiếp tục làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân chủ trì phiên thảo luận.

 

Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XIII tiếp tục làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023
 
Thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội năm 2022, đại biểu vui mừng, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự đồng thuận, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân. Trong 25 chỉ tiêu chủ yếu đề ra năm 2022, tất cả đều đạt và vượt so với kế hoạch. Trong đó có 14 chỉ tiêu vượt. Đây là 1 trong những năm có nhiều điểm sáng, thể hiện sự phát triển toàn diện của Quảng Ngãi trên tất cả các ngành, lĩnh vực
 

Ông Nguyễn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Ngãi
.
Ông Nguyễn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Ngãi cho rằng so với các tỉnh vùng trọng điểm Miền trung tăng cao nhất là Đà Nẵng, nhì là Quảng Nam, thứ ba là Quảng Ngãi, có nghĩa là mức tăng 8,8% vượt so với năm 2022 chúng ta đứng thứ 3 trong 5 tỉnh, so với 14 tỉnh thì chúng ta đứng thứ 4, sau Khánh Hòa, xác định như thế để chúng ta thấy kế hoạch đặt ra và mức độ hoàn thành kế hoạch trong năm 2022 là cao hay thấp, nếu chúng ta dùng tốc độ tăng trưởng của năm đó không để so với các tỉnh cũng chưa nói rõ lên được là chúng ta cao hay thấp.
 
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Mỹ Ái cho rằng, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều gam màu sáng. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng chưa bền vững. Một số ngành như nông nghiệp tăng trưởng thấp. Do đó sang năm 2023, ngành nông nghiệp phải phấn đấu hơn nữa. Những năm qua, kinh tế của Quảng Ngãi phụ thuộc nhiều vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Những năm gần đây tỉnh đã giảm dần sự phụ thuộc này. Tuy nhiên, trong năm 2023, không chỉ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mà thép Hòa Phát cũng giảm sản lượng. Dầu và thép chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của tỉnh giảm, sẽ tác động lớn đến sự tăng trưởng.

 

Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
 
Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: Nếu như Nhà máy lọc dầu bảo dưỡng với công suất gần 1 triệu tấn sản phẩm thì khả năng chúng ta vẫn tăng trưởng ở mức 2% chứ không phải chúng ta đưa phương án âm, tuy nhiên chúng ta bị tác động kép của 2 sản phẩm chiếm giá trị rất lớn trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp là sản lượng thép, ngành thép năm 2021 có những khó khăn nhưng những tháng đầu năm sản xuất tốt, sản lượng thép năm ngoái khoảng 5 triệu tấn, năm nay dự kiến khoảng 2,5 triệu tấn, do đó giảm xuống một nửa, việc thép giảm thì vốn đầu tư toàn xã hội cũng chậm lại, năm nay vốn đầu tư toàn xã hội là 33 nghìn tỷ, dự kiến theo báo cáo của Hòa Phát ngay từ đầu thì năm nay Hòa Phát sẽ giải ngân cho dự án giai đoạn 2 là 27 nghìn tỷ và tính cả dự án đường cao tốc thì khả năng đạt từ 45 - 50 nghìn tỷ, việc chúng ta đưa vốn đầu tư toàn xã hội cao thì khả năng rủi ro cũng rất lớn, khi ngành thép khó thì sẽ giản tiến độ đầu tư thì nó sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư toàn xã hội, do đó vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đưa ở mức bằng năm 2020, có nghĩa là công nghiệp giảm âm và xây dựng không dương cho nên không kéo nhóm ngành công nghiệp xây dựng lên được mà chúng ta phải giảm sâu như vậy. Nếu chúng ta không bị ảnh hưởng của thép thì khả năng phát triển dương trong ngành công nghiệp xây dựng là có thể đạt được bằng năm 2022 với điều kiện là phải đẩy lên ở mức cao.
 
Ông Nguyễn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Ngãi cho biết thêm, nguyên nhân tại sao tăng trưởng âm, mặc dù những năm trước nhà máy lọc dầu cũng bảo dưỡng mà chưa bao giờ chúng ta xây dựng kế hoạch tăng trưởng âm, năm 2023 chúng ta vừa có 2 sản phẩm chủ yếu đều không đạt và dự kiến sẽ đạt thấp là dầu và thép, trong giai đoạn trước chúng ta chưa có thép do đó có thể dầu không đạt nhưng các ngành khác có thể bù đắp lại đảm bảo không âm, năm 2023 khi có sản phẩm thép thì dự kiến đạt khoảng 50% so với năm 2022, vì vậy 2 sản phẩm này nó kéo tăng trưởng Quảng Ngãi giảm sâu, để đảm bảo giảm không nhiều thì các ngành khác phải xây dựng kế hoạch tăng trưởng và phấn đấu đến mức cao nhất để đảm bảo mức âm thấp nhất có thể.

 

Ông Võ Văn Rân, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi 
 
Ông Võ Văn Rân, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi cho biết: Tổng sản phẩm GRDP của tỉnh giảm là chúng ta so sánh năm 2023 so với 2022, nếu chúng ta phân tích của 2 mặt hàng này thì nền kinh tế của tỉnh nó theo quy luật chứ không phải bị suy thoái, lúc đầu lọc dầu dự kiến bảo dưỡng 50 ngày, nay tính lại còn khoảng 45 - 47 ngày, năm 2023 theo chỉ đạo của Bộ Công thương yêu cầu nhà máy tăng công suất vượt so với thiết kế thì khả năng lượng dầu có khả năng đạt cao hơn.
 
Đại biểu Nguyễn Kiên, Bí thư Thị ủy Đức Phổ cho rằng, để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong năm 2023, thì tỉnh cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cần có cơ chế chung để tháo gỡ khó khăn, nhất là vấn đề liên quan đến đền bù, tái định cư, thu hồi đất.

 
Ông Nguyễn Kiên, Bí thư Thị ủy Đức Phổ, Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Kiên, Bí thư Thị ủy Đức Phổ, Quảng Ngãi cho rằng, trong năm 2022 và 2023 trên địa bàn Thị xã Đức Phổ và địa bàn tỉnh tập trung công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hiện nay nội dung này liên quan đến một số cơ chế về giá, vướng mắc trong quá tình quản lý đất đai, trong quá trình chỉ đạo lãnh đạo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành với các địa phương và đặc biệt là các đoàn thể chính trị xã hội, theo kế hoạch đến 30/6 là phải bàn giao 100% diện tích đất thu hồi cho dự án cao tốc Bắc – Nam, dự kiến trong tháng 12 đạt 70% chủ yếu là đất nông nghiệp, diện tích còn lại chủ yếu là đất ở, đặt biệt là xây dựng các khu tái định cư để kịp thời xây dựng các dự án về đất đai, để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ cần phải có sự phối hợp kịp thời và sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành.
 
Đại biểu kiến nghị ngoài việc ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thì tỉnh cũng cần quan tâm đầu tư hạ tầng y tế, giáo dục. Quan tâm hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển, trong đó có khai thác hải sản xa bờ, chú trọng phát triển việc nuôi trồng thủy sản trên biển. Khuyến khích dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn để chuyên canh, cơ giới hóa.

 
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cho biết, hiện nay tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc dồn điền đổi thửa, đặc biệt là các địa phương kiến nghị rất nhiều, đánh giá hiệu quả rất lớn về việc dồn điền đổi thửa nhưng hiện nay việc triển khai dồn điền đổi thửa ở các địa phương cũng còn rất hạn chế, các địa phương khó khăn về nguồn vốn, tỉnh hiện nay cũng không có chính sách hỗ trợ vấn đề này, đây cũng là rào cản lớn cho các địa phương trong công tác dồn điền đổi thửa.
 
Đại biểu Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng, để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2023, Lý Sơn rất mong tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ xây dựng nhà hỏa táng để giải quyết vấn đề mồ mả tại huyện. Tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng nâng cấp hồ chứa nước Thới Lới để nâng lượng nước tích trữ nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân và khách du lịch. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Lý Sơn, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng du lịch của tỉnh. Vấn đề này cũng cần được sự hỗ trợ của tỉnh.

 
 Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi đề nghị, trong cơ cấu để bố trí các nguồn kinh phí phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện thì hầu như không có nguồn lực để bố trí kể cả ngân sách của địa phương bố trí để thực hiện cũng rất khó khăn, đề nghị các sở ngành nghiên cứu để trong công tác phối hợp thực hiện thương mại dịch vụ du lịch của Lý Sơn chúng ta cũng nên cơ cấu nguồn để thực hiện kích cầu du lịch tổ chức các sự kiện hoặc xã hội hóa các dịch vụ ở Lý Sơn.
 
Đại biểu Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng nêu lên khó khăn của các huyện miền núi, trong đó có Trà Bồng. Đó là số giáo viên đủ điều kiện xin chuyển về đồng bằng nhiều. Trong khi việc tuyển mới khó gây nên tình trạng thiếu giáo viên ở địa phương.

 

Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng
 
Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi cho biết, chỉ tiêu của Trà Bồng có 135 chỉ tiêu cho 3 bậc học nhưng hồ sơ tiếp nhận chỉ có hơn 100 hồ sơ, bậc mầm non và tiểu học đang còn thiếu, giáo viên xin chuyển công tác nhiều, vừa qua trên sơ sở kiến nghị của cử tri và lãnh đạo huyện thì các Sở, ngành và tỉnh cũng có quan tâm giao chỉ tiêu, hiện nay đang chuẩn bị xét cử tuyển cho 2 bậc học mần non và tiểu học.
 
Một số đại biểu cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý thông tin, tuyên truyền, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Tập trung giải quyết vấn đề môi trường, xử lý rác thải, trong đó tập trung quy hoạch, đầu tư hạ tầng khu xử lý rác thải, nhất là ở vùng ven biển./.
 
Minh Hiền, Duy Hưng/PTQ
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng