Tin tức

Tiêm vắc xin covid-19 để phòng bệnh và tạo miễn dịch cộng đồng

Thứ ba, 22/11/2022 - 21:39

Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Các biến chủng mới và biến chủng phụ của vi rút Sars-CoV-2 liên tục xuất hiện. Tại Quảng Ngãi, tuy số ca mắc mới COVID-19 có giảm nhưng dịch vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặc biệt, khi khả năng miễn dịch của vắc xin COVID-19 yếu dần sau 06 tháng tiêm. Nhiều người chủ quan không tiêm nhắc lại, nhất là người cao tuổi, bệnh mãn tính.

 

Tiêm vắc xin covid-19 để phòng bệnh và tạo miễn dịch cộng đồng
 
Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận hơn 44 ngàn ca mắc COVID-19. Quảng Ngãi đã tiêm hơn 03 triệu mũi tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó, tỷ lệ tiêm chủng mũi 2 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi chỉ đạt hơn 54%. Tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cho trẻ 12 - 17 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tiêm các mũi nhắc vắc xin COVID-19 được ngành Y tế và chính quyền địa phương tập trung.
 

Bác sỹ Lê Thị Lệ Thi, Trưởng Trạm Y tế Phường Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi
 
Bác sỹ Lê Thị Lệ Thi, Trưởng Trạm Y tế Phường Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi nói: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân để phòng dịch. Giải thích cái lợi của tiêm vắc xin.
 
Tại các trường học, bằng nhiều hình thức như: kết hợp các tiết sinh hoạt ngoại khóa, tiết chào cờ đầu tuần hoặc thông qua hệ thống SMAS, Zalo nhóm, các trường thường xuyên nhắc nhở học sinh tiêm vắc xin COVID-19.
 
Trường THCS Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi là đơn vị có tỷ lệ học sinh tiêm vắc xin COVID-19 đạt khá cao so với các trường học trong tỉnh. Toàn trường có 1.418 học sinh, trong đó, 1.268 em đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19, còn 150 em chưa tiêm vì lý do sức khỏe.

 

Em Phan Duy Minh, Lớp 7B3, Trường THCS Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi
 
Em Phan Duy Minh, Lớp 7B3, Trường THCS Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi nói: Con đã tiêm 02 mũi vắc xin COVID-19, tới tháng 12 con sẽ tiêm tiếp mũi 3.

 

Cô Phạm Quang Tú Vinh, Nhân viên Y tế, Trường THCS Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi
 
Cô Phạm Quang Tú Vinh, Nhân viên Y tế, Trường THCS Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi cho biết: Phối hợp với Y tế, tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh để tiêm vắc xin COVOD-19.
 
Nghiên cứu của các chuyên gia y tế, hiệu quả của vắc xin sẽ suy giảm sau 06 tháng. Đặc biệt, các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc xin cũng như né tránh miễn dịch. Mới nhất là 02 biến thể phụ mới của Omicron là XBB và BQ.1 đã xuất hiện tại nhiều quốc gia.

 

Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế
 
Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Với vấn đề tiêm nhắc chúng ta thấy rằng khi chúng ta tiêm vắc xin ở mũi 3 xong, vấn đề nhiễm đã khắc phục được, phục hồi lại miễn dịch chống lây nhiễm, tuy nhiên để giảm nhập viện nặng và tử vong, chúng ta tiếp tục duy trì mũi 4, làm tăng miễn dịch trở lên, hạ thấp nhất nặng nhập viện, tử vong ở người lớn. Khi chúng ta tiêm phòng với tỷ lệ bao phủ cao, chúng ta duy trì miễn dịch còn giảm lây nhiễm trong cộng đồng, có nghĩa giảm đi các biến thể và dễ dàng hơn trong kết thúc đại dịch.
 
Các nghiên cứu cho thấy, vắc xin phòng COVID-19 đạt hiệu quả và tính an toàn cao. Các phản ứng phụ thông thường đều thấp hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh và tạo miễn dịch cộng đồng./.
 
Thục Uyên, Lương Triều/PTQ
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng