Tin tức

Hồi sinh những chú gấu bất hạnh

Thứ tư, 07/09/2022 - 14:16

Gấu là một trong những nhóm động vật đang bị đe dọa cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc bảo tồn gấu đã có những tín hiệu tích cực. Những chú gấu được trở lại môi trường bán tự nhiên, được chăm sóc cẩn thẩn đã dần phục hồi các bản năng của mình. Đây được coi là chuyển biến đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn gấu nói riêng, bảo tồn động vật hoang dã nói chung.


Hồi sinh những chú gấu bất hạnh
 
Ngày 15/6/2021, Liên đoàn Xiếc Việt Nam "chia tay" 4 chú gấu cuối cùng về Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. Các chú gấu từng có những cái tên đáng yêu là Nhất, Nhị, Tiên, Ngoan đã được đổi thành Tiêu, Gừng, Chili, Saffron và bắt đầu một cuộc sống mới ở Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam.

Sau hơn 1 năm những chú gấu này đã tự tin bước ra khỏi vòng an toàn để đến với không gian mới lạ tràn ngập màu xanh.

Ông Hoàng Văn Chiến – Quản lý nhóm chăm sóc gấu, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, cho biết: Ngay sau khi được cứu hộ về thì cá thể gấu chưa thực sự tin tưởng với môi trường mới, còn lo lắng, sợ hãi, thường ngồi 1 chỗ, ít vận động khi có tiếng động mạnh thì sợ hãi, sau đó chúng tôi dần dần tạo niềm tin cho gấu, chúng được làm quen với môi trường sống mới, cung cấp đủ không gian vận động, leo trèo, chăm sóc y tế thì khả năng phục hồi đã bắt đầu cải thiện hơn, lấy lại được bản năng tự nhiên hơn rất nhiều… bây giờ thì những cá thể cứu hộ từ rạp xiếc ghép thành 1 nhóm thành 1 xã hội nhỏ…

Một số cá thể gấu được cứu hộ khỏi xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội – nơi từng nổi danh một thời là thủ phủ nuôi gấu lấy mật lớn nhất cả nước cũng được đưa đến Trung tâm cứu hộ Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, đến nay, chú gấu với tên gọi Ánh Trăng  đã hoàn toàn quen thuộc với nơi này…

Chị Rachel Sanki – Bác sĩ Thú y, nói: Gấu về đây thường bị nhiễm trùng trong túi mật, u gan, bị khớp vì nó bị nhốt trong lồng thì các khớp bị cứng, bị viêm rất nhiều thứ 3 là tim mạch, huyết áp, vì nó bị strees quá nên bị cao huyết áp, bị tim…Sau khi cứu hộ, những cá thể gấu sẽ phải trải qua 30 ngày cách ly để đánh giá tình trạng sức khỏe, đồng thời tránh các mầm bệnh bên ngoài vào trung tâm. Chúng tôi thường xuyên quan sát và theo dõi chúng, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để điều trị, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe, tâm lý, sau đó sẽ đưa chúng vào khu bán hoang dã như một phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi bản năng…

 

Những chú gấu được trả về môi trường mới.

Theo ông Tuấn Bendixsen – trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam, hiện nay vẫn còn khoảng hơn 400 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt lấy mật ở các cơ sở tư nhân. Và việc cứu hộ những cá thể gấu, đưa chúng về những trung tâm là cách để bảo tồn loài gấu.

Bà Bùi Thị Hà – Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, nói: Việc tái thả đòi hỏi nhiều quy trình kỹ thuật, điều chỉnh nghiên cứu không làm ảnh hưởng cân bằng sinh thái do đó khả năng tái thả gần như không có và quan trọng hơn nếu chấm dứt được thì sẽ không có cá thể gấu ngoài tự nhiên bị đưa vào trang trại… đó là cách thức cho gấu ngoài tự nhiên phục hồi và phát triển.

Không để một cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau – hãy để cho loài gấu có cơ hội cảm nhận cỏ dưới chân, kiếm ăn , chơi đùa và được thực sự sống cuộc đời của gấu, trước khi quá muộn. Và để làm được điều đó rất cần sự chung tay không chỉ của chính quyền, của các tổ chức mà còn của cả cộng đồng …

 
Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng