Tin tức

Doanh nghiệp nỗ lực bình ổn giá

Thứ năm, 07/07/2022 - 07:38

Xăng dầu vốn là chi phí đầu vào của hầu hết ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nên khi xăng tăng có tác động rất lớn đến mặt bằng giá cả thị trường. Giá cả các loại thực phẩm đã leo thang, tăng từ 5-10% do giá nhập khẩu, chi phí vận chuyển tăng cao.Vậy các doanh nghiệp trong nhóm tham gia bình ổn giá đã và đang làm gì để kiểm soát giá cả, nhất là hàng hoá thiết yếu?


Doanh nghiệp nỗ lực bình ổn giá
 
Trước đề xuất tăng giá của các nhà sản xuất khi các chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển tăng lên. Ngòai việc đàm phán, đơn vị bán lẻ đã có những giải pháp khác nhằm ổn định giá cả hàng hóa. Theo khảo sát, dù chi phí đầu vào đã tăng, nhưng một số mặt hàng bình ổn vẫn được giữ giá không quá tăng.

 Ông Nguyễn Trọng Tuấn – Giám đốc chuỗi WinMart, cho biết: “Về lâu dài, chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau. Trước hết, chúng tôi đẩy mạnh việc thu mua tại nguồn tại các địa phương. Công tác này giúp chúng tôi giảm thiểu các chi phí trung gian, qua đó mang tới mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng. Mặt khác, đối với các nhà cung cấp hoặc các nhà sản xuất chúng tôi mạnh dạn thương lượng số lượng hàng lớn để nhà cung cấp yên tâm sản xuất và tối đa hóa các chi phí của mình.”

Với tư cách là doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, đơn vị bán lẻ cho biết, hiện rất nhiều nhà cung cấp đã gửi công văn đề xuất tăng giá. Trước tình hình này, họ đã đàm phán với các nhà cung cấp để có lộ trình tăng giá phù hợp với khả năng chi tiêu của khách hàng, tránh sự tăng giá đột biến. Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp cũng chỉ ở mức độ nhất định, không thể kiểm soát được các yêu cầu vê giá của nhà cung cấp. Do đó, về lâu dài cần có giải pháp hỗ trợ khác.

Các Doanh nghiệp sản xuất cũng cho biết, giá nguyên liệu đầu vào tăng buộc họ phải có những điều chỉnh về giá. Tuy nhiên, mức điều chỉnh luôn luôn  được cân nhắc kỹ và trong khung giới hạn.

Anh Tô Duy Hải – Trưởng Ban đối ngoại Công ty Acecook Việt Nam, nói:“Chúng tôi không  muốn tăng giá thành của sản phẩm. Tuy  nhiên, cũng bất đắc dĩ, trong thời gian đầu năm vừa rồi bắt buộc doanh nghiệp cũng phải tăng giá một lần. Tuy nhiên là tăng ở mức độ rất phù hợp. Và để có thể hạn chế việc tăng giá này trước tiên chúng tôi đã làm việc với bên cung ứng hàng hóa, các nhà cung cấp của chúng tôi rất nhiều và chúng tôi đưa ra các biện pháp làm sao có thể nhập được nguyên liệu ổn định với giá thành không bị tăng quá cao.”

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, cho biết:Cùng nhau chung tay để bình ổn thị trường, giải quyết khó khăn cho cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam trong  bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, có tác động tới những chi phí đầu vào của các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng như các doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm. Chúng tôi rất mong muốn tiếp tục được sự ủng hộ  chung tay của cộng đồng doanh nghiệp”.

Có thể thấy, việc phát huy vai trò của hệ thống siêu thị, các điểm bán hàng bình ổn do Nhà nước quản lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm lạm phát, bình ổn thị trường và hàng hoá trong bối cảnh mọi chi phí đầu vào tăng như hiện nay.
 
 Theo TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng