Tin tức

Hỗ trợ can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Thứ hai, 18/04/2022 - 20:14

Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 6 triệu 2 trăm nghìn người khuyết tật, trong đó hơn 28% là trẻ em. Chăm lo cho trẻ khuyết tật ngày càng được gia đình và cộng đồng xã hội quan tâm. Ở Quảng Ngãi, nhiều trẻ khuyết tật đã được hỗ trợ can thiệp sớm và hòa nhập cộng đồng.

 

Hỗ trợ can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
 
Một đứa trẻ phát triển bình thường khi lên 3 tuổi sẽ biết đi, biết chạy. Bé trai này, chỉ mới biết bò. Phụ huynh phải nhờ hỗ trợ can thiệp sớm để con có cơ hội hòa nhập tốt hơn. Và đã có những tín hiệu tích cực.
 

Chị Nguyễn Thị Liên, Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
 
Chị Nguyễn Thị Liên, Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi chia sẻ: Sau một tháng em đưa con xuống đây học thấy rất là tốt, biết đi, nói, dạ, vòng tay ạ rồi cũng ngoan.

 
 
Can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây ra khuyết tật, kích thích trẻ phát triển bình thường, khoẻ mạnh. Giai đoạn can thiệp sớm là sau khi sinh cho đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định cuộc đời của trẻ. Kịp thời phát hiện các vấn đề về trí tuệ, thể chất, tinh thần. Sau đó có biện pháp can thiệp từ sớm để giúp trẻ phát triển bình thường.

 

Chị Nguyễn Thị Thư Tư, Giáo viên Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh
 
Chị Nguyễn Thị Thư Tư, Giáo viên Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh chia sẻ: Đầu tiên cô giáo sẽ khảo sát bé, xem đặc điểm của bé, điểm mạnh, điểm yếu thế nào, từ điểm yếu đó, cô sẽ xây dựng chương trình mục tiêu phù hợp với bé đó, phù hợp với mức độ nhận thức của bé như thế nào, trẻ tự kỉ thì chia từng bước nhỏ, trẻ chậm nói thì cô chơi vùng với bé, để bé bắt chước sử dụng ngôn từ.

 
 
Quảng Ngãi hiện có hơn 7.000 trẻ em khuyết tật. Trong đó có nhiều em cần được hỗ trợ can thiệp sớm và hòa nhập. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn vì mỗi trẻ có những trạng thái khác nhau. Những giáo viên dạy trẻ khuyết tật sẽ vất vả hơn bình thường. Cần có sự sẻ chia, hợp tác của gia đình và xã hội.

 

Chị Nguyễn Thị Anh Thư, Giáo viên Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh
 
Chị Nguyễn Thị Anh Thư, Giáo viên Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh nói: Khi mình ra kế hoạch như giới thiệu về bản thân của trẻ trong một tuần đó thì có thể trẻ mầm non có thể làm được điều đó rồi, còn đối với trẻ của lớp em thì vấn đề đó mình phải lặp lại tuần này qua tuần kia, mỗi tuần trẻ sẽ tiến triển thêm một ít, một ít rồi trẻ mới làm được điều đó.

 

Bà Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh
 
Bà Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm Can thiệp sớm và Giáo dục trẻ khuyết tật Ước Mơ Xanh cho biết: Đánh giá trẻ tiến bộ đến đâu thì cho ra hòa nhập liền đến đó, ví dụ như mặc dù bé còn hạn chế về hành vi nhưng nhận thức bé tốt vẫn cho ra học mầm non ở lớp lá, lớp chồi, sau đó nếu còn hành vi thì sẽ đem vào đây can thiệp theo giờ, không còn theo ngày nữa mà can thiệp theo giờ, từng bước một như vậy khi bé vào lớp 1 là hoàn toàn các em ra học hòa nhập thỏa mái.

 
 
Giáo dục hòa nhập, tạo cơ hội cho trẻ em khuyết tật được đến trường, được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng mà không phân biệt thể chất, trí tuệ, cảm xúc hay ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hòa nhập cộng đồng./.
 
Phi Khanh, Mỹ An/PTQ
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng