Tin tức

Ocop và du lịch cộng đồng: Hai trong một

Thứ bảy, 16/04/2022 - 16:57

Quảng Ngãi có 61 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 2 sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực du lịch. Một điểm du lịch cộng đồng 3 sao và 1 điểm du lịch cộng đồng 4 sao. Xây dựng sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch là một trong những mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025. Bởi du lịch cộng đồng muốn phát triển thì cần có sản phẩm đặc trưng và OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch. Cả hai là sự liên kết không thể thiếu, khó tách rời nhau và cùng nằm trong chuỗi phát triển.

 

Khu nhà Rường Cổ Việt. 
 
Thành Cổ Quảng Ngãi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao vào cuối năm 2021. Đây là điểm tham quan duy nhất tại Quảng Ngãi trưng bày bộ sưu tập cổ vật đồ sộ từ các con tàu đắm trên vùng biển Việt Nam. Nơi đây còn tập hợp kiến trúc cổ độc đáo nằm trong khu nhà Rường Cổ Việt cùng các sự kiện văn hóa như lễ hội, trình diễn, sân chơi với các hoạt động mua sắm, trải nghiệm sản phẩm mang nhãn hiệu OCOP.

Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Quyền Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương, nói: Thành cổ Quảng Ngãi vinh dự được tỉnh công nhận OCOP 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP và lấy tên thành cổ Quảng Ngãi cũng có ý nghĩa của riêng nó. Thành cổ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch và trở thành trung tâm phát triển di sản đa năng của Quảng Ngãi. Bởi nằm ở di tích thành cổ Cẩm Thành và nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh lại nằm ở Trung tâm thành phố nên rất thuận lợi để du khách tiếp cận các hoạt động vui chơi, sinh hoạt giải trí tại đây.


 
Các sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của Thành Cổ Quảng Ngãi là cầu nối cho du khách được tương tác với cộng đồng bản địa ngay tại trung tâm thành phố. Qua đó cảm nhận được niềm hạnh phúc của cộng đồng khi được góp sức vào công việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản. Thông qua các chương trình tham quan và vui chơi, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Đông đảo học sinh, sinh viên đã đến tham quan, học tập tại Thành Cổ. Các chương trình trải nghiệm mang yếu tố giáo dục đa dạng, chủ đề hấp dẫn giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, hiểu hơn và yêu hơn những giá trị văn hóa của quê hương. Định hướng phát triển của Thành Cổ Quảng Ngãi là lấy nhãn hiệu OCOP làm động lực phát triển, làm điểm nhấn cho sản phẩm dịch vụ của mình.

Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Quyền Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương, cho biết thêm: thời gian tới không chỉ tổ chức các sản phẩm dịch vụ thể thao du lịch, vui chơi giải trí mà phải gắn với sản phẩm OCOP. Bởi chương trình OCOP đã góp phần khẳng định chất lượng cho điểm du lịch từ khi hoạt động cho đến nay.  Trong thời gian tới hoạt động của thành cổ gắn liền với nhãn hiệu OCOP để công chúng tiếp cận với sản phẩm OCOP nhiều hơn. Thành cổ Quảng Ngãi lấy nhãn hiệu OCOP làm động lực phát triển, làm điểm nhấn cho sản phẩm dịch vụ của mình.

Ông Nguyễn Lâm, Phó Chủ tịch UBND Tp. Quảng Ngãi, nói:Đã giao phòng kinh tế thành phố làm việc với Công ty Đoàn Ánh Dương sắp tới tổ chức các phiên chợ OCOP tại địa điểm này để quảng bá hình ảnh kêu gọi quảng bá điểm du lịch thành cổ của thành phố Quảng Ngãi. Quảng Ngãi có 61 sản phẩm OCOP nên rất thuận lợi để thành phố đứng ra làm phiên chợ OCOP của tỉnh.

Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ ở thị xã Đức Phổ
 
 Quảng Ngãi có 02 sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực du lịch là Thành Cổ Quảng Ngãi và làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ ở thị xã Đức Phổ. Xác định phải gắn các sản phẩm OCOP với du lịch cộng đồng để tạo thêm sự hấp dẫn đối với du khách. Đây là lý do thời gian qua ngành nông nghiệp và các địa phương đã quy hoạch các điểm bán sản phẩm OCOP và xây dựng phát triển các điểm du lịch cộng đồng kết hợp với các dịch vụ du lịch đa dạng mang tính đặc trưng của từng địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Hiên, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, nói: Để phát triển du lịch nông thôn giai đoạn tới cần ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn trong đó hỗ trợ kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng du lịch, hỗ trợ nhân dân những người tham gia du lịch cộng đồng. Xây dựng liên kết du lịch nông thôn, không chỉ gắn du lịch nông thôn một xã, huyện mà liên kết vùng. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho người tham gia du lịch nông thôn. Trong đó có kỹ năng cung cấp các dịch vụ. Công tác truyền thông quảng bá du lịch nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng giúp du lịch nông thôn phát triển bền vững trong thời gian đến.

Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 tiếp tục xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng đổi mới, sáng tạo, tập trung liên kết, phát huy nội lực của các chủ thể OCOP tại cộng đồng.  Sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn là những sản phẩm OCOP phát triển 2 trong 1.
Mai Hạnh, Lương Triều

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng