Tin tức

Họp trực tuyến quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Thứ sáu, 15/04/2022 - 14:21

Sáng nay 15/4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự ở điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền.

 

Họp trực tuyến quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
 
Theo đó, Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220kV trở lên giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2045. Quy hoạch trên lãnh thổ Việt Nam, có bao gồm cả công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng. Phát triển hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 về cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải cực đại toàn tốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong suốt 10 năm là dự phòng công suất khả dụng của hệ thống chưa cao. Có sự chênh lệch mức dự phòng khả dụng giữa các miền khá lớn. Cơ cấu nguồn điện không đều tại các miền. Ví dụ miền Bắc chủ yếu là nhiệt điện than. Miền Trung chủ yếu là thủy điện. Miền Nam chủ yếu là nhiệt điện khí. Lưới điện vận hành còn nhiều khó khăn. Tốc độ phát triển lưới điện chậm hơn so với phát triển nguồn. Chưa đồng bộ với nguồn năng lượng tái tạo.
 
Quy hoạch Phát triển Điện lực giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một trong những quy hoạch ngành quốc gia rất quan trọng. Được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo với yêu cầu đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Quy hoạch này đảm bảo chuyển đổi được năng lượng xanh, sạch trong bối cảnh Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đến năm 2025, dự báo công suất cực đại khoảng 61.400 MW, điện thương phẩm khoản hơn 346 tỉ kWh. Quy hoạch nguồn điện giai đoạn này sẽ có 02 phương án là phương án cơ sở với tổng mức đầu tư khoảng hơn 127 tỉ USD và phương án chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ với mức đầu tư hơn 1.453 tỉ USD. Có 11 nguồn điện được quy hoạch gồm nhiệt điện than, nhiệt điện khí trong nước, nhiệt điện khí LNG nhập, thủy điện, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời tập trung, điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác, thủy điện tích năng, lưu trữ, nguồn điện linh hoạt từ khí, dầu và nhập khẩu điện. Trong đó khuyến khích phát triển mạnh nguồn điện gió. Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân sau năm 2030, nhất là công nghệ lò phản ứng mô đun nhỏ để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải./.
 
Thảo Linh, Ngọc Hoàng/PTQ
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng