Tin tức

Những phong tục cổ truyền trong ngày mùng 1 Tết

Thứ ba, 01/02/2022 - 09:54

Theo quan niệm dân gian ở nhiều nước trên thế giới, trong những ngày đầu năm mới, có một số việc mọi người nên làm để cả năm hanh thông, thuận lợi, tài lộc tràn đầy. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những phong tục truyền thống riêng để cầu mong may mắn, thịnh vượng.


Phong tục cổ truyền ở Hàn Quốc.
 
Bước sang ngày đầu tiên của năm mới, nếu như người Việt Nam thường đi lễ chùa đầu năm, nấu mâm cơm cúng gia tiên sáng mồng 1 hay xông nhà thì các nước đón Tết truyền thống khác cũng có những tục lệ riêng với nhiều nghi lễ rất độc đáo. Tại Nhật Bản người dân sẽ đi chùa, xin quẻ bói, … Người dân Hàn Quốc sẽ ăn các món ăn may mắn.  Dù là nghi lễ gì thì tất cả đều mong năm mới sang sẽ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, khi dịch covid vẫn còn hoành hành, người dân ở nhiều nước châu Á đón Tết âm lịch đều mong dịch bệnh sớm qua, cuộc sống lại trở về nhịp điệu như trước đây. 

Người Hàn Quốc gọi Tết cỏ truyền là Seollal. Ngày dầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc thường thức dậy sớm để chuẩn bị nghi thức thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lẽ này, các thành viên trong gia đình cùng quay quần, thưởng thức đồ cúng. Mâm lễ cũng có tới 20 món khác nhau, nhưng nhất định phải có canh bánh gạo được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau. Bà Lee Hang Ja, Người dân Hàn Quốc cho biết : Tôi đang chuẩn bị làm món canh bánh gạo, canh này nhà nào cũng sẽ ăn vào ngày đầu tiên trong năm để cầu mong sức khỏe và may mắn. Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên trong gia đình cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.

Tại đất nước láng giềng Nhật Bản, người dân thường sẽ rút “quẻ bói” đầu năm, còn gọi là Omikuji, để cầu mong để mong mọi sự tốt lành. Omikuji được đặt phổ biến trong đền, chùa và hoàn toàn miễn phí. Người Nhật thường đặt một đồng 5 yên, là đồng xu đem lại sự may mắn của người dân Xứ hoa anh đào, và  lắc chiếc hộp để có được thẻ cho riêng mình. Sau khi được luận thẻ, người Nhật sẽ mang thẻ về nhà nếu là thẻ may mắn. Ngược lại, họ gửi lại nhà chùa để giải xui.

Một nghi lễ khác cũng được rất nhiều người Nhật làm trong ngày đầu năm đó là 'Mizugyo' – tắm dưới nước lạnh để thanh lọc cơ thể và tâm trí. Bà Kazui Furukawa, người Nhật Bản nói: Hằng năm, tôi đều tham gia sự kiện này. Đối với tôi năm mới chỉ bắt đầu sau khi tham dự nghi lễ. Do đó tôi nhất định phải đến đây và ngâm mình dưới dòng nước lạnh. Ông Takamichi Mafune, người Nhật Bản thì cho rằng: Con trai tôi sẽ thi vào cấp ba trong năm nay, đó là một dịp quan trọng. Vì vậy, tôi muốn con có một tinh thần mạnh mẽ hơn trong thời điểm dịch bệnh đầy khó khăn này.


 
Dù chỉ là Tết cổ truyền của một số nước châu Á, nhưng Tết Nguyên đán đang ngày càng phổ biến hơn ở nhiều quốc gia. Ở một số khu vực tập trung đông người châu Á ở Mỹ các tiết mục múa lân, lễ hội thuyền rồng, thả đèn lồng được tổ chức tưng bừng. Tại Canada hay Anh, Pháp, Phần Lan, Hy Lạp cũng rộn ràng không khí tết với những tiết mục tương tự.

 Mặc dù năm nay, nhiều công dân ở các thành phố trên khắp châu Á vẫn còn nhiều nỗi lo toan nhưng không vì thế mà họ mất đi cảm giác háo hức đón chờ năm mới với hy vọng về vô vàn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới Nhâm Dần 2022.
TTXVN

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng