Tin tức

30 giây và bánh chưng làng Tranh Khúc

Thứ sáu, 21/01/2022 - 08:04

Trong tâm thức người Việt, Tết cổ truyền không thể thiếu bánh chưng, dưa hành và nhiều món ăn đậm đà hương vị ngày Xuân. Trên khắp dải đất quê hương có nhiều làng nghề chuyên sản xuất bánh chưng, không chỉ là nơi cung cấp bánh chưng để dâng cúng tổ tiên mà còn gìn giữ những đặc trưng văn hoá của người Việt. Giống như những thức ngon khác của Hà thành, bánh chưng làng Tranh Khúc rất được ưa chuộng và trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Nhưng bánh chưng của Tranh Khúc mỗi độ cận kề tết lại đặc biệt và thú vị hơn, mỗi chiếc bánh chưng ở đây đều được gói chỉ trong vòng 30 giây.


Làng bánh cưng Tranh Khúc.

 
Chị Thu Trang – Người dân, nói: Theo tôi, trong 30 giây tôi chưa thể làm được gì cả bởi vì là khi mà tôi chỉ nghĩ đến thôi đã hết mất 30 giây rồi, tôi không thể nào tin được trong 30 giây người ta có thể làm ra một chiếc bánh chưng như vậy. Nếu mà có thể làm được như thế thì tôi rất tò mò công đoạn người ta đã làm ra một chiếc bánh chưng như thế nào.

Đó là thao tác gói bánh siêu tốc độ chưa đến 30 giây của người dân làng Tranh Khúc mỗi dịp cuối năm. Và để có một tốc độ nhanh và mượt mà như vậy thì phải là một người thợ lâu năm lành nghề.

Anh Đặng Văn Đoàn – Chủ cơ sở bánh chưng Diệu Linh, Tranh Khúc, Hà Nội, chia sẻ: Đúng như các cụ nói trăm hay thì không bằng tay quen, họ quen tay rồi thì gói rất là nhanh và chặt, với việc đội ngũ buộc bánh cũng rất chặt tay nữa Đúng là tốc độ gói một chiếc là 30 giây thật nhưng thực tế có khi còn không đến, gạo thì chuẩn bị sẵn, đậu và thịt cũng nắm sẵn với nhau và lá cũng được sắp sẵn rồi chỉ việc cho lên và gói thôi.

 

Tốc độ gói một chiếc bánh chưng là 30 giây.
 
Anh Đoàn chia sẻ thêm, có những lúc gói còn nhanh hơn 30 giây, kỉ lục nhất là 1tiếng gói được hơn 200 chiếc. Tuy được gói rất nhanh nhưng chiếc bánh vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có. Gạo nếp cái Hoa Vàng, đậu Phú Xuyên và thịt lợn nạc vai là những nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng và tỉ mỉ, tạo nên những chiếc bánh thơm ngon.

Hàng năm, vào ngày mồng 6 tháng 2 Âm lịch là lễ hội truyền thống của làng, người dân Tranh Khúc dâng lễ bánh chưng để tưởng nhớ công lao đóng góp của tổ nghề tại ngôi đình làng.

Chị Phạm Thị Thanh Nhàn – UBND xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội, nói:Nơi đây thì được hai bà nhị vị bồ tát Từ Bi và Từ Hậu của Tổng Lam Phù đã truyền cho làng Tranh Khúc nghề làm bánh. Từ đó, làng nghề không rõ lịch sử là bao đời nhưng từ đó hai bà đã dạy cho nhân dân ở làng Tranh Khúc nghề làm bánh chưng. Và nhân dân đã duy trì và phát triển làng nghề bánh chưng để phát triển kinh tế của hộ gia đình.

 Với người dân làng Tranh Khúc, nhắc đến bánh chưng có nghĩa là nhắc đến những thứ thuộc về phần hồn, những thứ gắn bó và thân thuộc nhất. 

 
Theo TTXVN
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng