Tin tức

Người dân Thủ đô ưa chuộng bánh mứt truyền thống

Thứ năm, 20/01/2022 - 14:34

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, người dân Thủ đô đã bắt đầu mua sắm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng bánh mứt kẹo truyền thống. Thị trường thời điểm cuối năm, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu khá dồi dào, giá cả ổn định. Trong đó, các sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" được tiêu thụ khá mạnh trong dịp cuối năm này.


Người dân Thủ đô ưa chuộng bánh mứt truyền thống
 
Theo kế hoạch của Sở Công Thương Hà Nội, tổng giá trị hàng Tết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của khoảng 10,33 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội. Là đơn vị sản xuất các mặt hàng bánh, mứt, kẹo truyền thống của thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận, Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết Nhâm Dần 2022. Đặc biệt là đối với các mặt hàng bánh mứt truyền thống của người dân Thủ đô.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Giám đốc Sản xuất Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội, nói: “Để chuẩn bị cho tết Nhâm Dần năm nay Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội đã chủ động nguồn nguyên liệu và hiện giờ chúng tôi đã tăng sản lượng so với năm ngoái từ 15 - 20% so với Tết năm 2021và chúng tôi đảm bảo mọi chất lượng hương vị phải giữ nguyên vị truyền thống để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ”.

Trong những ngày này, do lo ngại dịch nên người dân đi mua sắm từ sớm để tránh ùn ứ vào những ngày sát Tết. Nhiều cửa hàng tạp hóa cho biết lượng hàng bán ra đã tăng lên gấp 2-3 lần so với ngày thường, chủ yếu là người dân mua các loại bánh mứt kẹo sản xuất trong nước, có thương hiệu, chất lượng cao.
Chị Vũ Huyền Chi quận Hoàng Mai, Hà Nội, nói:“Năm nào để chuẩn bị cho dịp lễ tốt thì tôi thường hay đến đây để mua sắm đồ, bởi vì tôi thấy là bánh mứt kẹo Hà Nội có hương vị truyền thống rất phù hợp với hương vị của người Việt Nam”.

 

Các sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" được tiêu thụ khá mạnh trong dịp cuối năm.
 
Phục vụ Tết Nhâm Dần, Hà Nội không chỉ bán hàng qua kênh truyền thống như hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… mà còn tổ chức bán qua các kênh trực tuyến. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thành phố Hà Nội chuẩn bị 2.500 điểm sẵn sàng bố trí làm kho và nơi bán hàng lưu động; chuyển các điểm bán không thiết yếu sang bán hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
 
Nguyễn Cúc – Minh Nghĩa (TTXVN)
 
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng