Tin tức

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát huy giá trị di tích

Thứ sáu, 17/12/2021 - 14:11

Do tác động của dịch COVID-19, việc ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu tới du khách các giá trị di sản là giải pháp trước mắt và lâu dài. Hiện, nhiều bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội đã và đang tích cực triển khai các giải pháp công nghệ để làm mới sản phẩm, thu hút khách theo nhiều cách khác nhau.


Ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát huy giá trị di tích
 
"Kể chuyện đạo học Việt Nam" tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám bằng công nghệ 3D Mapping đã được thử nghiệm tại không gian Nhà Thái học trước khi đi vào hoạt động. Kỹ thuật này dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, sau đó, từ mô hình trên máy tính, kỹ thuật viên tạo các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping. Ứng dụng được thực hiện với mong muốn đưa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hóa với các hoạt động văn hóa cả ngày và đêm phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã triển khai hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI, tham quan ảo 3D trên internet, tương tác 3D với những di sản tiêu biểu như bia Tiến sĩ, tái hiện không gian di tích những thế kỷ trước bằng công nghệ thực tế ảo. 

 

 Hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI

Ngay cả những bảo vật quốc gia như “Ấn sắc mệnh chi bảo”, cuốn “Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trống đồng Ngọc Lũ, mộ thuyền Việt khê, bia Điện Nam Giao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia… du khách cũng có thể trực tiếp tham quan online . Sau gần 2 năm vượt khó khăn do dịch bệnh, Bảo tàng vẫn không ngừng cung cấp thông tin về kho tư liệu quý hiếm đang lưu trữ tại đây tới công chúng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoan - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nói: thời gian ban đầu chúng tôi tổ chức trưng bày ảo 3D cả không gian và hiện vật, nhưng với sưu tập bảo vật quốc gia là sản phẩm đầu tiên không sử dụng không gian có thật mà hoàn toàn sử dụng hiện vật có tại bảo tàng mà xây dựng trưng bày. Đấy là tiềm năng rất lớn cho bảo tàng với hàng trăm  nghìn hiện vật sẽ xây dựng nhiều không gian mở cho du khách.

Số hóa đang dần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển văn hóa du lịch của di tích và bảo tàng. Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của công chúng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời gắn với nhiệm vụ xây dựng Hà Nội - Thành phố sáng tạo và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô./.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng