Tin tức

Đảm bảo nguồn cung những tháng cuối năm

Chủ nhật, 28/11/2021 - 17:09

Để chủ động nguồn cung thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi và các địa phương ở Quảng Ngãi đã tăng cường kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo nguồn hàng thực phẩm.

 

Đảm bảo nguồn cung những tháng cuối năm. (Ảnh: Phúc Hảo)
 
Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng thị trường, thì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến các hộ chăn nuôi lao đao nhưng nhiều hộ vẫn không giảm đàn, bỏ chuồng trống.
 

Ông Nguyễn Hồng Thái, Chủ trang trại nuôi heo, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh
 
Ông Nguyễn Hồng Thái, Chủ trang trại nuôi heo, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi nói: Khó khăn là năm ngoái nhập nguồn heo giống rất khan không có heo giống mà nhập về. Năm nay thuận lợi là nhập heo giống chổ nào cũng có nguồn hết, nhưng giá thành vẫn còn cao so với heo thịt, nên mình xây dựng một đàn nái cho ổn định chứ nhập heo ngoài quá tốn kém.
 
 
Ông Nguyễn Văn Trang ở xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi nuôi gà với số lượng đàn lớn cả chục năm nay. Trước khó khăn này, ông Trang đã giảm bớt từ 3 lứa xuống còn 2 lứa/năm. Tăng cường việc nuôi thả trong tự nhiên, cho ăn nhiều rau xanh, bắp, lúa và phụ phẩm nông nghiệp để giảm bớt chi phí. Nếu trước kia gà xuất chuồng khoảng 4 tháng thì bây giờ lên 6 tháng.

 

Ông Nguyễn Văn Trang ở xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi 
 
Ông Nguyễn Văn Trang ở xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi nói: Thường thì nuôi 1 lứa gà khoảng 4 ngàn con. 1 năm nuôi 3 lứa, 12 ngàn. Giờ dịch chậm nuôi 2 lứa 8 ngàn.

 

Ông Đào Dương Minh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi
 
Ông Đào Dương Minh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi cho biết: Trong chăn nuôi đẩy mạnh nhất là gia súc, gia cầm. Gia cầm có gần 40 hộ nuôi chủ lực, một số hộ nuôi nhỏ lẻ. Gần 40 hộ nuôi chủ lực gần 5-10 ngàn. Trong nhiều năm qua, có nhiều dự án như hỗ trợ nông thôn mới làm cho nhiều gia đình có phát triển mạnh. Để xây dựng nông thôn mới thì địa bàn mô hình nuôi gà là rất chủ lực.

 
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2021, ngành chăn nuôi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và bệnh viêm da nổi cục xảy ra trên đàn trâu, bò. Dù có những bất lợi, nhưng tình hình sản xuất, chăn nuôi của địa phương nhìn chung phát triển ổn định so với cùng kỳ. Để duy trì ổn định sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực chăn nuôi. Đẩy mạnh công tác dự tính, dự báo về thị trường, xác định nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trên thị trường để có cảnh báo, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.

 

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi
 
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi cho biết: Hiện nay chỉ đạo các địa phương 4 nhiệm vụ, thứ nhất cùng với các huyện phát triển đàn theo kế hoạch đề ra. Phát triển từ nông hộ sang trang trại. Thứ 2 là cán bộ sở, huyện phối hợp với nông dân phòng chống bệnh. Thứ 3 cung cấp vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm tiêm phòng cho tốt . Thứ 4 hướng dẫn chăn nuôi an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tết. Sản lượng thịt hơi, gia cầm đảm bảo người dân ăn tết.

 
 
 
 
Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, tại nhiều địa phương, hầu hết các loại gia súc, gia cầm đã được hộ chăn nuôi vào đàn để phục vụ nhu cầu thực phẩm dịp Tết. Ngành nông nghiệp khuyến cáo, đối với đàn trâu, bò, đẩy mạnh việc trồng cỏ và chủ động dự trữ nguồn thức ăn.  Thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét. Đối với đàn heo, cải tạo chất lượng con giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống có năng suất, phẩm chất tốt vào sản xuất. Với đàn gia cầm, tăng cường phát triển chăn nuôi những giống có phẩm chất thịt, trứng tốt, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng./.
 
Mai Hạnh (PTQ)

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng