Tin tức

Cùng hành động để ngăn thảm họa khí hậu

Thứ hai, 20/09/2021 - 07:34

Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu chưa từng có. Nhưng các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng đó chưa là gì so với những gián đoạn mà biến đổi khí hậu sẽ gây ra. Cháy rừng, hạn hán ở châu Mỹ, lũ lụt ở Trung Quốc và châu Âu làm gián đoạn nguồn cung mọi thứ, từ gỗ xẻ, sô cô la đến gạo để làm sushi. Cần phải làm gì khi mà tốc độ biến đổi khí hậu không hề chậm lại bởi covid 19? Nội dung này sẽ được thảo luận trong kỳ họp Đại hội đồng LHQ khóa 76 diễn ra từ 21-24/9 tới đây. "Lượng nhiệt mà Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển đang ở mức chưa từng có", theo nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). "Trái Đất đang nóng lên nhanh hơn dự kiến".Theo LHQ, nhân loại chỉ có một cách duy nhất để đảo ngược tình thế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, là cùng hành động để đạt mục tiêu chấm dứt việc thải thêm khí CO2 vào năm 2050. Gấp rút và cùng nhau hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ hành tinh xanh.



Các vùng đất than bùn là kho lưu trữ carbon tự nhiên trên cạn lớn nhất thế giới.
 
Các vùng đất than bùn này là kho lưu trữ carbon tự nhiên trên cạn lớn nhất thế giới. Nó chứa tới hơn 550 gigatonnes carbon. Đây là dự án phục hồi bể chứa carbon khổng lồ đã được Scotland tiến hành từ năm 2012 trong nỗ lực bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.

Anh Gearoid Murphy - Dự án khôi phục đất than bùn Scotland, nói: "Bằng việc hình thành than bùn, việc chất hữu cơ phân hủy và chuyển hóa thành CO2 sẽ không xảy ra nữa. Carbon sẽ bị khóa trong đất. Vì vậy, về cơ bản, đây là một bể chứa carbon khổng lồ."

Còn đây là nhà máy hút CO2 lớn nhất thế giới tại Iceland đã đi vào hoạt động từ hôm 08/9. Nhà máy được thiết kế để hút 4.000 tấn CO2 trong không khí mỗi năm và biến loại khí thải này thành đá. 

 

Nhà máy hút CO2 lớn nhất thế giới tại Iceland
 
GS Stuart Haszeldine – Đại học Edinburgh, Scotland, nói: “Sau khi hút qua hệ thống lọc, khí CO2 sẽ được trộn với nước và được bơm xuống độ sâu 1.000 mét dưới lòng đất để khoáng hoá và biến thành đá. Công nghệ này có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.”
 
Các nước cũng thực thi nhiều biện pháp cụ thể đạt mục tiêu giảm khí thaio gây hiệu ứng nhà kính như tăng diện tích trồng rừng, giảm khí thải từ giao thông, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Tổng thống Colombia Ivan Duque, cho biết:“Chúng tôi đã đặt mục tiêu trồng 180 triệu cây xanh vào tháng 8 năm 2022".

Tuy nhiên, theo LHQ, ngày càng nhiều quốc gia cam kết mục tiêu không phát thải ròng. Đây là điều đáng khích lệ, nhưng để duy trì tính khả thi và đáng tin cậy, các mục tiêu này cần được gấp rút phản ánh trong chính sách ngắn hạn và trong các hành động tham vọng hơn.
 
Ông Petteri Taalas – Tổng thư ký Tổ chức Khí Tượng Thế giới, nói: “Trong đại dịch Covid-19, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa nhân loại đi theo con đường bền vững và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đối với xã hội và các nền kinh tế”
 
Dự báo trong năm năm tới, nhiệt độ trung bình toàn cầu có khả năng tăng 40% và sẽ ấm hơn ít nhất 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Vì vậy, LHQ kêu gọi các nước cần tuân thủ và thực hiện chính sách nhằm đạt mục tiêu cắt giảm khí thải.


Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng