Tin tức

Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực

Thứ năm, 16/09/2021 - 15:20

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 và các Hội nghị liên quan đã diễn ra trực tuyến từ ngày 08 đến 15 tháng 9 năm 2021, Tham gia thảo luận tại các Hội nghị, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến đối với vấn đề hợp tác kinh tế nội khối ASEAN với mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và củng cố các chuỗi cung ứng khu vực.



Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực
 
 Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã chia sẻ thông tin và cập nhật tình hình triển khai các biện pháp đối phó với dịch bệnh Covid-19 đồng thời ghi nhận những nỗ lực chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và khu vực trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch như việc thực hiện Khung phục hồi tổng thể ASEAN, các Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng Kinh tế về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19, Biên bản ghi nhớ về việc xử lý các biên pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, v.v… Các Bộ trưởng đã thông qua Lộ trình Bandar Seri Bagawan về chuyển đổi số trong ASEAN để đẩy nhanh phục hồi kinh tế ASEAN và hội nhập kinh tế số.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, nói: “Các nước ASEAN nhất trí tiếp tục duy trì các cam kết hiện hành về mở cửa thị trường đối với thương mại và đầu tư, tăng cường các biện pháp thuận lợi hóa thương mại nhằm đảm bảo tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu trong khu vực, củng cố mạng lưới sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực bền vững, phát huy ứng dụng công  nghệ để kịp thời điều chỉnh các phương thức kinh doanh thích ứng với các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch, duy trì đà tăng trưởng, đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng kinh tế vững mạnh, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tương lai.

Việt Nam cũng chủ động đề xuất, đưa ra các kiến nghị định hướng trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như củng cố chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế giới đang có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) cũng là một trong những nội dung được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần này.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, nói: Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cũng như gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực, các nước ASEAN và đối tác đều mong muốn Hiệp định RCEP sớm có hiệu lực, cụ thể là vào đầu năm 2022 nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế khu vực sau đại dịch
Việt Nam đang hoàn thành các bước cuối cùng và dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt Hiệp định RCEP trước tháng 11 năm 2021. Đồng thời, chủ động cùng với các nước ASEAN đưa ra các sáng kiến giúp xử lý những vấn đề tồn đọng để có thể kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra vào tháng 11../.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng