Tin tức

Hành động vì khí hậu không thể đợi hậu đại dịch

Thứ hai, 06/09/2021 - 15:33

Biến đổi khí hậu đã trở thành hữu hình với tình trạng ấm lên toàn cầu, và nó đang ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đến mức không thể trì hoãn các hành động khẩn cấp. Lời cảnh báo này vừa được đưa ra trong bài xã luận được đăng tải trên một loạt tạp chí y tế danh tiếng số ra ngày hôm nay.



Hành động vì khí hậu không thể đợi hậu đại dịch
 
“Sức khỏe đang bị tổn hại vì tình trạng ấm lên toàn cầu và sự tàn phá của thế giới tự nhiên’’ là tiêu đề của bài xã luận được đăng trên hơn 220 tạp chí y tế hàng đầu thế giới, với nội dung được tổng hợp từ quan điểm của tổng biên tập các tờ The Lancet, Tạp chí Y khoa Đông Phi, Revista de Saude Publica và Tạp chí điều dưỡng quốc tế.
 
Bài viết nhấn mạnh nhiệt độ Trái Đất hiện đã tăng khoảng 1,1 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp,  khiến tỷ lệ tử vong ở người trên 65 tuổi tăng hơn 50% trong suốt 20 năm qua. Cụ thể, nhiệt độ cao đã làm gia tăng tình trạng mất nước, suy giảm chức năng thận, tăng ung thư da, nhiễm trùng, các vấn đề tâm thần, biến chứng thai kỳ, dị ứng, bệnh tim mạch và phổi. Trẻ em, các cộng đồng dân tộc thiểu số, người nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
 
Bài viết cảnh báo nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ vào khoảng năm 2030. Và điều này, cùng với tình trạng mất đa dạng sinh học đang tiếp diễn, thì một thảm họa đối với sức khỏe con người là không thể đảo ngược. Do đó, dù đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do đại dịch COVID-19, thế giới không thể chờ đại dịch đi qua mới tập trung giảm phát thải. Theo bài viết, nhiều chính phủ đã cần đến những nguồn tài trợ chưa từng có để đối phó với COVID-19, và cuộc khủng hoảng môi trường cũng cần một phản ứng khẩn cấp tương tự. Thay đổi cơ bản về cách tổ chức xã hội, nền kinh tế cũng như phong cách sống là những gì các chính phủ cần thực hiện để ngăn ngừa cuộc khủng hoảng này.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng