Tin tức

Chuyên Gia tại Anh hiến kế cho Việt Nam phát triển kinh tế

Thứ hai, 06/09/2021 - 08:44

Kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ổn định nhờ chính sách vĩ mô nhất quán. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu mức thu nhập bình quân đầu người 4.500 USD vào năm 2025, Việt Nam sẽ cần đạt mức tăng trưởng từ 6,5-7%/năm. Đây là một thách thức không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch covid 19 vẫn diễn biến phức tạp. Ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia tại Anh.



Chuyên Gia tại Anh hiến kế cho Việt Nam phát triển kinh tế
 
Tại Hội thảo về tình hình kinh tế Việt Nam do Công ty Dragon Capital tổ chức hôm 1/9 tại London, trước rất đông khách mời, Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và thúc đẩy quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital, cho rằng Việt Nam vẫn có tiềm năng thu hút đầu tư nhờ nguồn nhân lực tốt; chính sách pháp luật tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và môi trường đầu tư có độ tin cậy cao. Ông dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi vào năm sau.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital, nói: Chính phủ Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương đã phản ứng kịp thời khi dịch bùng phát với biến thể Delta lây lan nhanh. Chính phủ Việt Nam cần có các gói hỗ trợ hợp lý giúp người dân giảm bớt khó khăn. Điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ khả năng phục hồi của nền kinh tế sau này.

Ông Dominic cũng khuyến cáo Việt Nam chưa được công nhận là thị trường mới nổi khiến việc huy động vốn gặp khó khăn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch giải quyết thách thức này, bởi các nhà đầu tư gián tiếp quan trọng không kém nhà đầu tư trực tiếp.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital, nói: việc Việt Nam chưa được công nhận là thị trường mới nổi khiến việc huy động vốn gặp khó khăn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch giải quyết thách thức này, bởi các nhà đầu tư gián tiếp quan trọng không kém nhà đầu tư trực tiếp.

Về khả năng phục hồi sau dịch, các chuyên gia nhấn mạnh vaccine là yếu tố đầu tiên, quan trọng, nhưng không phải là chìa khóa vạn năng. Việt Nam cần cố gắng nới lỏng một phần giãn cách xã hội, bởi nếu không, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, cũng như người nghèo bị ảnh hưởng nặng.

TS Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol-Anh, nói: Kinh nghiệm cho thấy là, để duy trì được độ linh hoạt của nền kinh tế và cho phép nền kinh tế trở lại ngay được sau khi nới lỏng từng phần, thì phải cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và người nghèo có thể tồn tại được để không tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng.

Chuyên gia cũng chỉ ra rút kinh nghiệm của Anh, sau khi mở cửa lại nền kinh tế, thì xảy ra tình trạng thiếu lao động, doanh nghiệp không thể tìm ra được lực lượng lao động ngay lập tức, dẫn đến nguồn cung hàng hóa trong xã hội không tăng kịp, dẫn đến áp lực lạm phát cao.
Và cuối cùng, như tất cả các nước Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều đầu tưu đổi mới hạ tầng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh. Đó là xu thế của thời đại, không phải chỉ do Covid-19.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng