Tin tức

Doanh nghiệp chủ động ứng phó khi siết giãn cách

Thứ hai, 30/08/2021 - 10:27

TP. HCM siết chặt giãn cách, đồng nghĩa với việc các Doanh nghiệp cũng phải thực hiện phương châm “ai ở đâu, ở yên đó”. Vừa phải duy trì sản xuất, vừa đảm bảo đời sống cho các công nhân, doanh nghiệp tại Thành phố gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bằng nhiều cách, Doanh nghiệp vẫn đảm bảo không để người lao động di chuyển ra khỏi nhà máy, hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất.

 

Doanh nghiệp chủ động ứng phó khi siết giãn cách
 
Trước khi TP. HCM siết chặt giãn cách, các doanh nghiệp đã kịp đàm phán với các đối tác nước ngoài đẩy nhanh tiến độ bàn giao nguyên phụ liệu, tăng lượng dự trữ tại nhà máy. Nhờ đó, hoạt động sản xuất vẫn đảm bảm duy trì, ổn định lực lượng lao động. Nhiều Doanh nghiệp quyết tâm duy trì mô hình “nhà máy xanh”.
 

Ông Trần Việt Anh,  Chủ tịch HĐQT Công ty XNK Nam Thái Sơn
 
Ông Trần Việt Anh,  Chủ tịch HĐQT Công ty XNK Nam Thái Sơn cho biết: Doanh nghiệp đặt cái sự an toàn, cũng như việc chiến thắng dịch của Thành phố là ưu tiên đầu. Chính vì thế mà DN chấp nhận có những thiệt hại nhất định hoặc chấp nhận phải thu hẹp lại phần sản xuất của mình và duy trì thực sự lực lượng sản xuất của mình thật là xanh.

 
 
Nhiều doanh nghiệp cũng chuẩn bị sẵn sàng nguồn thực phẩm và các nhu yếu phẩm để công nhân yên tâm “3 tại chỗ”.  Đặc biệt là quan tâm đến các chế độ, chính sách để động viên, khích lệ công nhân đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

Bà Đỗ Thị Thuý, Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản Ánh Việt
 
Bà Đỗ Thị Thuý, Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất thuốc thú y thuỷ sản Ánh Việt nói: Thường xuyên thăm hỏi tinh thần anh em tại giãn cách rất lâu, rất mỏi mệt nên công ty cũng hỗ trợ 1 tháng công ty sẽ thưởng thêm cho 1,5 triệu trên lương. Bổ sung thêm thức ăn nếu gia đình người ta đang cần thì công ty hỗ trợ để anh em yên tâm ở trong nhà máy sản xuất.

 
 
Khi TP. HCM siết chặt việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, hoạt động của nhiều doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn, nhất là trong việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất do các nhà cung cấp trong nước không thể duy trì “3 tại chỗ” có thể xảy ra nếu tình hình còn kéo dài.

 

Ông Trần Tiến Phát, Tổng GĐ Công ty Datalogic Việt Nam
 
Ông Trần Tiến Phát, Tổng GĐ Công ty Datalogic Việt Nam cho biết: Trước khi thực hiện siết chặt ngày 23/8 thì cũng đã gặp khó khăn rồi, việc bắt buộc 3 tại chỗ nhưng những doanh nghiệp đó không thể thực hiện dẫn đến không thể cung cấp hàng được, mình và nhà cung cấp không lường được, nên cũng bị trục trặc trong sản xuất, nên mình có gì thì làm nấy, không thể hơn được.

 

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM
 
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM cho biết: Tổ chức cái 3T thế nào để yên ổn, mọi người cùng đồng hành sản xuất, cả tư tưởng, đời sống doanh nghiệp có thể làm được, nhưng chắc chắn là kéo dài thì sẽ rất khó khăn bởi nguyên liệu chuẩn bị cũng có giới hạn, chứ không nhiều mãi được, thứ 2 hàng hóa sản xuất ra cũng rất cần phải lưu thông.
 
Một trong những lo lắng nhất của Doanh nghiệp lúc này là nếu tình hình dịch bệnh căng thẳng kéo dài, sản xuất, xuất nhập khẩu tiếp tục bị đình trệ, thì khả năng, rất nhiều đối tác quốc tế sẽ phải thay đổi nhà cung cấp khác thay vì Doanh nghiệp Việt Nam. Thiệt hại rất lớn khi các Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để nối lại hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi dịch bệnh được khống chế./.


 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng