Tin tức

Thay đổi trong chiến lược “Không Covid”

Thứ tư, 25/08/2021 - 07:31

Với những biện pháp kiểm soát biên giới cứng rắn, những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương từng đưa số ca mắc covid 19 về con số 0. Trên thực tế, chiến lược này đã phát huy hiệu quả cho tới khi biến thể Delta xuất hiện và làm đảo lộn mọi thứ. Hiện biến thể Delta vẫn là chủng nguy hiểm nhất với tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát. Bởi vậy, các quốc gia đã buộc phải thay đổi chiến lược chống dịch, nhằm ứng phó tốt nhất với loại virus chưa từng có này.



Thay đổi trong chiến lược “Không Covid”
 
Tại Australia, nhiều thành phố lớn, bao gồm cả Sydney, Melbourne và thủ đô Canberra, đã kéo dài lệnh phong tỏa, song số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng. Tính đến ngày 14/8, số ca nhiễm ở nước này đã lên 45.750 ca và số ca mắc mới trong ngày cao chưa từng thấy.

Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngụ ý đã đến lúc cần phải thay đổi.

Thủ tướng Australia Scott Morrison, nói : Chúng ta không thể sống mãi trong tình trạng giãn cách xã hội, đó không phải cách bền vững để đối phó với dịch bệnh. Đó là lý do chúng tôi đặt ra kế hoạch sống chung với Covid khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70-80%.

Một quốc gia trung thành với chiến lược “Không covid” là  New Zealand. Trước khi bùng dịch do biến thể Delta, chiến lược "Không COVID-19" đã hoạt động hiệu quả suốt nhiều tháng ở nước này và vẫn được lựa chọn khi Delta tấn công.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, nói: "Nguyên tắc số một sẽ vẫn là duy trì chiến lược dập dịch để tiêu diệt virus, để chúng ta có thể giữ vững những thành quả rất khó khăn mới đạt được, cũng như xem xét các phương án khác".

New Zealand từng là một trong những nước khống chế dịch hiệu quả với chỉ 26 ca tử vong trên tổng 5 triệu dân.

Nhưng, chiến dịch tiêm chủng của nước này lại chậm, chỉ mới khoảng 20% dân số đã tiêm đầy đủ 2 mũi.

Trong số những người chưa được tiêm chủng, có nhiều nhân viên làm việc trong những ngành nghề thiết yếu như nhân viên siêu thị và người làm việc trong nhà thuốc. Nhà chức trách cũng nhận ra lỗ hổng này. 

 

Tiêm chủng vaccine chính là con đường duy nhất đẩy lùi COVID-19.
 
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, nói: "Việc đóng cửa biên giới chỉ là một biện pháp tạm thời để ngăn chặn COVID trước khi chúng ta có thể chuyển đổi một cách an toàn từ phòng thủ biên giới sang lớp phòng vệ cá nhân nhờ vắc-xin, đó là hướng chúng ta sẽ đi.”

Và để không kéo dài việc đóng cửa biến giới, như Anh hay Israel đang làm là sử dụng vũ khí vaccine. Giới chuyên gia y tế toàn cầu đều khẳng định: Tiêm chủng vaccine chính là con đường duy nhất đẩy lùi COVID-19, bên cạnh các biện pháp giãn cách hạn chế đà lây lan./.
 
 
 
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng