Tin tức

Đạo hiếu đối với ông bà tổ tiên

Thứ tư, 18/08/2021 - 07:32

Theo truyền thống, ở những quốc gia châu Á theo đạo Phật như Việt Nam, Trung Quốc hay Singapore, tháng Bảy âm lịch với điểm nhấn là lễ Vu lan nhằm thể hiện lòng biết ơn đấng sinh thành, tổ tiên . Vào dịp này, người ta thường làm lễ cầu siêu cho ông bà đã qua đời; phóng sinh, cầu phúc cho cha mẹ an khang, trường thọ…Văn hóa thờ phụng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên là một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa Á Đông, tuy nhiên hình thức thể hiện ở mỗi quốc gia lại không hề giống nhau. diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lễ hội truyền thống này lại có những hình thức thay đổi để phù hợp.



Tháng Bảy âm lịch với điểm nhấn là lễ Vu lan nhằm thể hiện lòng biết ơn đấng sinh thành, tổ tiên.
 
Với nền văn hóa khá tương đồng, người Singapore và Trung quốc có nhiều điểm chung về phong tục thờ phụng ông bà tổ tiên , đặc biệt với quan niệm trần sao âm vậy. Dịch covid - 19 đã phủ bóng đen lên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ tới đời sống hiện nay nên quan niệm này cũng có những thay đổi phù hợp với thời cuộc.
 
Ông Tu Chin Sung – Chủ cửa hàng vàng mã, Singapore, nói: Có vài khách hàng đặt hàng chúng tôi khẩu trang giấu để gửi cho ông bà tổ tiên, nhưng tôi nói với họ là họ có thể đốt khẩu trang dùng một lần thay vì tốn tiền mua khẩu trang giấy. Tuy nhiên nếu họ muốn tôi vẫn làm theo yêu cầu.

Do được làm thủ công bằng tay, mỗi chiếc khẩu trang giấy có giá cũng không hề rẻ, khoảng 7 đô la Singapore đương đương hơn 100 vnd cho một chiếc khẩu trang giấy.

Tại Trung Quốc, với quan niệm ông bà tổ tiên sẽ về thăm con cháu trong tháng 7 âm lịch, một số buổi trình diễn nghệ thuật để dành riêng một hàng ghế đầu cho những bậc sinh thành.
 
Ông Goh Han Xing – Chuyên gia văn hóa Trung Quốc, nói: Có thể nói đó là hàng ghế đặc biệt cho người quan trọng. Chúng tôi tin rằng ông bà mình cũng muốn vui vầy thưởng thức nghệ thuật cùng con cháu.
 
Tại quốc gia châu Á khác là Nhật Bản, trải qua hàng trăm năm xây dựng và phát triển, quốc gia này đã trang bị 1 nền công nghệ phát triển bậc nhất trên thế giới nhưng họ vẫn lưu giữ những truyền thống lâu đời trong đó có lễ hội O Bon, lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là lễ vu lan theo Phật giáo. 

 

Lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là lễ vu lan theo Phật giáo tại Nhật Bản. 
 
Bà Kiyomi Ichida đang lau chùi ban thờ, chuẩn bị cho Lễ O Bon. Bà cũng sẽ cùng người thân sẽ quét dọn và thăm mộ phần của người đã khuất trong gia đình. Trong suốt 1 tuần diễn ra lễ hội này, người dân Nhật Bản sẽ thường treo đèn lồng lên cao với mục đích dẫn đường cho các linh hồn trở về nhà.

Bà Kiyomi Ichida – Người dân Nhật Bản, chia sẻ: Ánh sáng từ đèn lồng như ngọn lửa nhỏ dẫn đường cho linh hồn tổ tiên và người chống quá cố của tôi . Chúng tôi dẫn đường cho linh hồn tổ tiên ra bờ biển , chia tay họ và cầu mong cho họ an toàn sang được thế giới bên kia và sớm được siêu thoát.
 
Ở những nền văn hóa, phong tục tưởng nhớ ông bà tổ tiên có các hình thức thể hiện khác nhau nhưng tất cả những hình thức thể hiện đó đều để tôn vinh công ơn sinh thành của cha mẹ đối với con cái, của ông bà tổ tiên đối với con cháu. Dù xã hội có văn minh phát triển đến đâu thì nét đẹp báo hiếu luôn được đề cao và mãi trường tồn. /.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng