Tin tức

Những thế vận hội lan tỏa niềm hy vọng

Thứ hai, 09/08/2021 - 07:50

Olympic Tokyo 2020 đã khép lại sau 16 ngày thi đấu với những cuộc đua tranh quyết liệt, những giọt mồ hôi, những niềm vui tột cùng và cả những nỗi buồn vương vấn... Một kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử khi diễn ra và thành công bất chấp dịch bệnh. Ngày hôm qua, Lễ bế mạc Olympic Tokyo đã diễn ra với rất nhiều câu chuyện «lần đầu tiên» được ghi nhận. Và cũng như mọi lần, nó luôn để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng. Để có được một Olympic an toàn, chính phủ Nhật Bản đã triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhất có thể. Và dù là kỳ Olympic nào cũng vậy, buổi lễ bế mạc luôn là lời tạm biệt đầy luyến tiếc và để lại những ấn tượng khó phai nhất trong lòng người yêu thể thao.


 
Olympic Tokyo 2020 đã khép lại.
 
Ngày 8/8, Olympic Tokyo 2020 đã khép lại. Sau hơn 2 tuần thi đấu, có tổng cộng 430 ca mắc COVID-19 trong hàng chục nghìn người có liên quan tới Olympic. thế vận hội mùa Hè Tokyo đã được xem là thành công, khi bóng đen COVID-19 bao phủ cả nước Nhật và toàn thế giới..
 
Ông Thomas Bach -  Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, nói:"Cảm ơn các bạn đã đồng hành với chúng tôi cho tới giờ phút này. Giờ đây, chúng ta có thể tự tin nói rằng chúng ta đã trải qua một thế vận hội cực kỳ thành công".
 
Sự kiện này vừa là thử thách vừa là bằng chứng cho thấy nếu có sự đồng lòng và quyết tâm, thế giới hoàn toàn có thể chiến thắng dịch COVID-19. Trong đêm bế mạc, ấn tượng nhất là hình ảnh "lá cờ lớn nhất từ trước đến nay" tung bay trên tháp Eiffel của nước Pháp, nhằm đánh dấu thời khắc Paris nhận bàn giao công tác đăng cai thế vận hội từ Nhật Bản.
 
Ông Tony Estanguet - Chủ tịch Olympic Paris 2024, chia sẻ: "Chúng tôi muốn bắt đầu sự kiện này với một kỷ lục thế giới. Lá cờ này có diện tích tương đương một sân bóng đá. Đây sẽ là lá cờ lớn nhất từng được kéo lên."
 
Quay ngược thời gian trở về sân vận động Maracana thành phố Rio de Janeiro để cùng nhìn lại Thế vận hội Olympic Rio 2016, đậm chất Nam Mỹ. Trong 120 năm lịch sử của Olympic hiện đại, kể từ khi Olympic Athens được tổ chức năm 1996, Olympic Rio 2016 là Thế vận hội đắt giá nhất trong lịch sử với các kinh phí tổ chức, quảng cáo, tài trợ, mua sóng,…hơn 1.500 tỷ USD. 

 

Thế vận hội Olympic Rio 2016.
 
Đúng với chủ đề "Bản giao hưởng của âm nhạc Anh", đêm bế mạc Thế vận hội năm 2012 đã mang tới một bức tranh đa màu sắc với âm thanh, ánh sáng rực rỡ, những vũ điệu sôi động, cùng màn trình diễn có sự tham gia của hàng nghìn người. Sân vận động Olympic được tạo hình như lá cờ Union Jack của Vương quốc Anh.

 

Thế vận hội năm 2012.
 
Ngọn lửa trên đài đuốc Olympic, được thắp lên từ 204 cánh hoa đồng tượng trưng cho 204 đoàn thể thao tham dự Olympic. Thế vận hội 2012 đã thành công và đã đạt được mục tiêu cao nhất, đó là: "Tạo niềm hứng khởi cho một thế hệ" và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ.
 
Cứ 4 năm một lần Olympic đã trở thành một món ăn tinh thần thể hiện sự đoàn kết, hướng tới tương lai và nỗ lực của một thế giới khác nhau về màu da, sắc tộc.
 
VĐV Allyson Felix – Olympic London 2021, nói: “Được tham dự Olympic London là một vinh dự và là ký ức khó quên trong tôi, bởi điều này chứng tỏ tôi đã có thể viết tiếp đam mê thể thao trong gia đình từ bố tôi, anh trai tôi. Tôi luôn nỗ lực hết sức có thể, đó là thông điệp tôi muốn gửi tới mọi người.”
 
Nỗ lực hết sức, luôn hướng tới chinh phục đỉnh cao là những giá trị và ý nghĩa của các kỳ Thế vận hội. Trở lại Olympic 2020, điều này lại càng được thể hiện sâu sắc, khẩu hiệu “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” đã được bổ sung thêm cụm từ “cùng nhau”. Olympic khép lại nhưng sẽ mãi lan tỏa sức mạnh cộng đồng và niềm hy vọng trong những cuộc chiến dai dẳng như đại dịch COVID 19. 


 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng