Tin tức

Những thói quen thay đổi sau các đại dịch trong lịch sử

Thứ năm, 01/07/2021 - 07:20

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi hoạt động trên thế giới, từ những thói quen sinh hoạt đời thường cho tới các phong tục tập quán lâu đời ,... Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên thế giới đối mặt với một đại dịch.Loài người đã trải qua nhiều đại dịch khủng khiếp khác trong lịch sử như dịch hạch, dịch đầu mùa, dịch tả... Và sau mỗi cơn ác mộng đó, con người lại có những thay đổi để thích ứng.



Đại dịch COVID-19 làm thay đổi mọi hoạt động trên thế giới.
 
Dịch cúm Tây Ban Nha 1918 và COVID-19 hiện nay đều tác động đáng kể tới cách con người đánh giá và hành động trước các nguy cơ, cũng như cách con người làm việc, vui chơi và tái hòa nhập với xã hội sau một thời gian giãn cách.

Cách chào hỏi
Khi đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 bùng phát, các quan chức y tế cộng đồng khuyến cáo mọi người không nên tiếp xúc với những người khác trong trường hợp không cần thiết. Việc chạm khuỷu tay, chắp hai tay phía trước hay vẫy tay đơn giản là những cách chào thay thế hành động bắt tay. Trong thời đại COVID 19, chúng ta cũng đã làm quen với việc “giữ khoảng cách”.

 Khẩu trang và vệ sinh cá nhân
Trong thời kỳ dịch cúm 1918, người dân đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn như ho vào khăn tay hoặc tránh đám đông. Mặc dù sau này khi hết dịch, thói quen này không được mọi người áp dụng nhiều song nó vẫn chứng tỏ hữu dụng trong các đại dịch tiếp theo.

 

Người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
 
Nhiều chương trình giảng dạy sức khỏe mới đã giới thiệu cho các em làm quen với khăn tay và cách hắt hơi vào khăn tay một cách chuẩn xác nhất.
Bác sĩ Iahn Gonsenhouser – Trung tâm Y tế Ohio, Mỹ, nói:“Có thể nói biện pháp đầu tiên để phòng ngừa dịch bệnh là việc đeo khẩu trang, và vệ sinh đôi tay. Cần phải đảm bảo đeo khẩu trang trong suốt quá trình trò chuyện, làm việc hay tiếp xúc ở nơi đông người. Đây là cách bảo vệ bản thân và bảo vệ người xung quanh.”

Cách ly
Biện pháp cách ly cũng đã sớm được áp dụng vào những đợt bùng phát dịch trước đó. Khi dịch cúm mùa xảy ra vào năm 1928, một số trường cao đẳng và đại học đã ngay lập tức cách ly những người bị bệnh. Bằng cách hành động kịp thời và nhanh chóng, cách ly một cách khoa học giúp cho virus không thể lây lan quá nhanh, qua đó kiểm soát dịch hiệu quả hơn.

Thời đại “trực tuyến” lên ngôi
Thay vì làm việc tập trung, điểm danh, và yêu cầu nhân viên luôn phải có mặt đầy đủ đúng giờ, thì nay, thế giới đang ưu tiên “đảm bảo giãn cách khi làm việc và làm việc từ xa”. Trong làn sóng dịch cúm thứ hai năm 1918, một ủy ban y tế khuyến nghị các cửa hàng và nhà máy hạn chế giờ làm việc và người lao động cố gắng đi bộ đến nơi làm việc để ngăn chặn tình trạng quá tải trên các phương tiện giao thông công cộng.
Dễ thấy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay, nhiều doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trực tuyến hoàn toàn. Cụm từ “trực tuyến” gần như gắn liền với mọi hoạt động trong đời sống của chúng ta, từ việc mua sắm, học tập, làm việc, hội họp đến các nghi lễ văn hóa truyền thống lâu đời,...

 

Thời đại “trực tuyến” lên ngôi
 
Anh Mark Yuan – Giám đốc Công ty LUXE, cho biết: “Kinh doanh trực tuyến và bán hàng online là xu hướng đang bùng nổ vì nó chi phối phần lớn người dân hiện nay. Đại dịch khiến lượng người sử dụng internet tăng lên, do thời gian ở nhà nhiều hơn. Đây là thay đổi khiến cho phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới cũng phải đáp ứng theo.”

Rất nhiều người đã ví von rằng chúng ta đang sống trong một “thời đại COVID” do đó, cách mà chúng ta đang sinh sống và làm việc đã thể hiện sự thay đổi từ mỗi cá nhân đến cộng đồng , hình thành một cơ chế “phòng, chống dịch” thường trực để sớm chiến thắng trong cuộc chiến cam go này.

 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng