Tin tức

Hậu quả khi kén chọn vaccine

Thứ tư, 23/06/2021 - 06:55

Vaccine đang chứng tỏ là vũ khí hữu hiệu chống virus SARS-CoV-2. Bằng chứng là những quốc gia nhanh chóng thực hiện các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng đã được tận hưởng một “mùa Xuân hy vọng”. Thế nhưng có những quyết định tưởng chừng đơn giản lại không hoàn toàn đúng khi vẫn có những cá nhân kén chọn loại vaccine hoặc chủ quan không muốn tiêm phòng. Quốc gia nào cũng có một tỉ lệ dân số nhất định không muốn tiêm ngừa vì nhiều lý do. Điều này gây trở ngại cho kế hoạch miễn dịch cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của quốc gia đó và thế giới. . Xin được nhấn mạnh là miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt được khi 70% dân số trưởng thành tiêm phòng và việc chúng ta tiêm vaccine không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn đang bảo vệ chính những người thân yêu cũng như cả cộng đồng. “Kén cá, chọn canh” hay nguy hiểm hơn là chủ quan không tiêm phòng vì thế cũng sẽ để lại những hậu quả khôn lường trong cuộc chiến chống COVID-19 đang rất cam go hiện nay.



Thành phố Vũ Hàn, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc -nơi khởi phát dịch COVID-19 cuối năm 2019.
 
Thành phố Vũ Hàn, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc -nơi khởi phát dịch COVID-19 cuối năm 2019… Hơn một năm trôi qua, cuộc sống bình thường đang dần trở lại, sôi động và sầm uất.

Màn lột xác ngoạn mục ấy đến từ chiến lược tiêm chủng toàn dân được triển khai rộng khắp. Tính đến nay, đã có khoảng 14 triệu liều vaccine phòng COVID_19 được tiêm cho người dân, trong đó 70% đã tiêm mũi thứ hai.

Vũ Hán là minh chứng sống động nhất cho thấy hiệu quả của chiến lược tiêm chủng toàn dân. Thế nhưng, tại nhiều nơi, người dân vẫn kén chọn vaccine, thậm chí là từ chối tiêm phòng do lo ngại biến chứng.

 

Vũ Hán là minh chứng sống động nhất cho thấy hiệu quả của chiến lược tiêm chủng toàn dân.

Đơn cử là Brazil. Dù đã vượt mốc 500.000 tử vong vì COVID-19 nhưng người dân nước này vẫn một mực chờ tiêm vaccine của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer, dù nó chỉ chiếm 4% trong kho vaccine hiện nay của Brazil. 96% còn lại là các loại vaccine khác đã được WHO cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn.

Marcelo Queiroga - Bộ trưởng Y tế Brazil, nói: "500.000 người đã ra đi trong một đại dịch ảnh hưởng đến cả Brazil và toàn thế giới. Tôi đang làm việc cật lực để tiêm chủng cho toàn bộ người dân trong thời gian ngắn nhất có thể, từ đó thay đổi bối cảnh đã khiến chúng ta đau khổ hơn một năm qua".

Theo thống kê chưa đến 30% dân số Brazil tiêm mũi đầu tiên và mới chỉ 12% được tiêm đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thấp được cảnh báo có thể khiến quốc gia Nam Mỹ này lún sâu hơn vào khủng hoảng.

 

Tỷ lệ tiêm chủng thấp được cảnh báo có thể khiến Brazil lún sâu hơn vào khủng hoảng.
 
Ông Atila Iamarino - Chuyên gia virus học tại Đại học Sao Paulo, cho biết: "Virus đang hoành hành dữ dội, rất nhiều người đã nhiễm, nhưng chỉ một số ít được tiêm chủng và hầu như mới tiêm một liều. Việc chờ đợi loại vaccine này hay vaccine kia cực kỳ nguy hiểm".

Còn tại Philippines,  nhằm khắc phục tình trạng người dân kén chọn vaccine Bộ Y tế nước này kêu gọi công dân hãy tiêm bất kỳ loại vaccine nào có sẵn bởi chúng đều đã vượt qua các cuộc đánh giá nghiêm ngặt. Các cá nhân đã được lên lịch tiêm sẽ chỉ được thông báo về nhãn hiệu vaccine trước khi tiêm. Nếu từ chối, họ sẽ phải xếp hàng chờ đợi lại từ đầu. 

Ông Eduardo Ano - Bộ trưởng Nội vụ Philippines, nói: “Loại vaccine tốt nhất chính là loại sẵn có. Do đó, để khắc phục tình trạng kén chọn, các địa phương không nên công bố nhãn hiệu vaccine đang được sử dụng tại trung tâm tiêm chủng".

Bên cạnh đó, xu hướng kén chọn vaccine cộng với tâm lý chủ quan càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tại thủ đô Moskva của Nga, nhiều người tỏ ra thờ ơ với việc tiêm phòng, họ thậm chí cũng chẳng quan tâm số ca tử vọng vì COVID-19 tại nước này tăng cao đột biến trong ngày 21/6.
 
Việc kén chọn vaccine được giải thích là vì nhiều người lo ngại về một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine. Thế nhưng chính việc nâng lên đặt xuống quá nhiều lại khiến cho dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ, đe dọa sức khỏe của chính người dân, cộng đồng, thậm chí là một quốc gia. Miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt được khi có sự đồng lòng của toàn dân, cùng chung tay hành đồng vì một mục tiêu chung: Đẩy lùi COVID-19./.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng