Tin tức

Vẻ đẹp của những chiếc còi đất và mặt nạ kinh kịch

Thứ hai, 21/06/2021 - 07:00

Trong một ngôi làng nhỏ dưới chân dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiêm Tây, Trung Quốc, có một bộ sưu tập các di sản văn hóa phi vật thể như còi đất, nghề dệt truyền thống và mặt nạ kinh kịch. Ngoài việc kế thừa các kỹ năng truyền thống, các nghệ nhân trẻ ngày nay còn đổi mới và tạo ra rất nhiều tác phẩm thu hút giới trẻ nước này.



Vẻ đẹp của những chiếc còi đất và mặt nạ kinh kịch
 
Còi đất, còn được gọi là 'còi búp bê' và 'búp bê kịch', là một loại còi đồ chơi bằng gốm nhiệt độ thấp nhiều màu sắc, có hình dáng tròn trịa và đơn giản. Hình ảnh trên còi chủ yếu tập trung vào các nhân vật lịch sử và thần thoại.
 

Nghệ nhân Dương Phàm.

Ông Dương Phàm là người thừa kế thế hệ thứ năm của chiếc còi bùn của làng Yuhua. Ông Dương đã hành nghề hơn 30 năm nay.
Ông Dương Phàm, nghệ nhân còi gốm thế hệ thứ năm của làng Yuh, cho biết:"Chúng tôi đang kế thừa các kỹ năng làm còi, và hình ảnh của nó nên được phát triển theo sự thay đổi của thời đại. Vì vậy, tôi hy vọng sẽ bắt kịp thời đại để tạo ra một hình ảnh tươi mới hơn, nhưng cốt lõi của nó sẽ không thay đổi. "

Đây là xưởng vẽ của anh Trần Diệu Vũ, thế hệ thứ tư kế thừa sản phẩm mặt nạ kinh kịch Tần Khang của tỉnh Thiểm Tây. Năm 14 tuổi, anh bắt đầu học biểu diễn kinh kịch và say mê nghệ thuật trang điểm trên khuôn mặt. Anh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm và làm mặt nạ, kế thừa phong cách vẽ của mặt nạ kinh kịch Tần Khang truyền thống. Về ý nghĩa của các màu sắc, màu đỏ đại diện cho lòng trung thành, màu trắng đại diện cho cái ác, màu đen đại diện cho sự trung thực.

 

Xưởng vẽ của anh Trần Diệu Vũ

Tỉnh Thiểm Tây có non xanh nước biếc. Và những ngôi làng miền núi nhỏ ở tỉnh này kết hợp giữa núi xanh với nét văn hóa truyền thống đang trở thành địa điểm được nhiều người thành thị khao khát./.
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng