Tin tức

Giải mã độ nguy hiểm của biến chủng virus Ấn Độ

Thứ hai, 24/05/2021 - 11:54

Virus SARS-CoV-2 vẫn đang liên tục đột biến. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có một "danh sách theo dõi" các biến thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Được cho là đứng sau khủng hoảng đại dịch ở Ấn Độ, biến thể B.1.617 đang lây lan và gây ra nhiều mối lo ngại cho không ít quốc gia, trong đó có Việt Nam.



Giải mã độ nguy hiểm của biến chủng virus Ấn Độ
 
WHO xếp Biến thể B.1.617 của Ấn Độ vào 1 trong 7 "biến thể cần quan tâm" vì chúng cho thấy những đột biến liên quan đến dịch tễ học, trong đó có khả năng lây truyền cao hoặc mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.

Biến thể B.1.617 của Ấn Độ là biến chủng đột biến ngay trên chủng B.1.1.7 từ Anh với 3 biến chủng phụ là B.1.617.1, B.1.617.2 và B.1.617.3.

B.1.617 chứa 13 đột biến khác nhau, song được gọi là chủng virus biến thể kép (hay đột biến kép) vì có 2 đột biến đáng chú ý là L452R và E484Q.
Đột biến E484Q rất giống với đột biến E484K được tìm thấy ở các biến thể Nam Phi và Brazil, còn được gọi là “đột biến đào thoát” vì có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch. Do đó, có những dấu hiệu cho thấy những người mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm với biến thể này, đặc biệt khi khả năng miễn dịch của cơ thể họ suy yếu.

Trong khi đó, đột biến L452R có liên quan đến các đợt bùng phát lớn ở California và được cho là nguyên nhân khiến khả năng lây truyền cao hơn 20% so với các đợt virus trước đó.

Một đặc điểm khác khiến B.1.617 trở nên nguy hiểm là nếu các thế hệ virus SARS-CoV-2 trước đây thường nhân bản trong phổi thì biến thể B.1.617 có thể trú ngụ ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, ví dụ ở cổ họng, vì thế tốc độ lây lan của nó cũng nhanh hơn nhiều so với các biến chủng khác./.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc ()

Cột phải trênCột phải trên
Lịch phát sóng